Quan Vũ là một trong những nhân vật nổi bật nhất thời Tam quốc ở Trung Quốc và đến khi chết ông được tôn làm Võ Thánh, với hai ngôi mộ chôn phần đầu và phần thân hết sức uy nghi.
Sử sách chép rằng, Quan Vũ rời Kinh Châu, rơi vào bẫy của Tôn Quyền và bị vây giết, thọ 58 tuổi. Phần đầu Quan Vũ được gửi về cho Tào Tháo và sau đó Tào Tháo đã làm lễ an táng long trọng. Phần thân Quan Vũ được đích thân Tôn Quyền đem chôn.Quan Vũ là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Hình tượng của ông được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Hình tượng Quan Vũ trong phim truyền hình Trung Quốc.
Trải qua hơn 1.800 năm, các nhà khảo cổ Trung Quốc hết sức kinh ngạc khi hai phần mộ của Quan Vũ ở Lạc Dương và Đương Dương không những còn nguyên vẹn mà bên trong còn có hài cốt hai phụ nữ không rõ danh tính.
Quan Vũ (tự Vân Trường) là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc của nhà Thục Hán. Ông góp phần quan trọng giúp Lưu Bị lập nhà Thục Hán và là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, dân gian xem hình ảnh Quan Vân Trường cưỡi Xích Thố, tay cầm Thanh Long đao là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa, trung thành. Nhiều sử gia sau này cho rằng vì ông quá kiêu căng, ngạo mạn và chính tính cách này gây ra “họa sát thân”.
Theo Tam quốc chí của Trần Thọ, sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đã tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Vùng đất chiến lược Kinh Châu được Lưu Bị giao cho Quan Vũ trấn thủ.
Quan Vân Trường không ý thức được vai trò quan trọng của mình, nhiều lần đem quân chinh phạt Tào Ngụy ở phương Bắc, để Đông Ngô nhân cơ hội đánh úp chiếm Kinh Châu.
Quan Vũ được án táng đầu ở một nơi, thân một nơi khác.
Năm 219, nhân khi Quan Vũ tập trung quân lên mạn bắc để đánh Bắc Ngụy, lơi lỏng việc phòng thủ, Lã Mông dùng mưu tập kích, chiếm trọn Kinh Châu. Quan Vũ lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch” không biết phải chạy đi đâu.
Quan Vũ và con trai Quan Bình cuối cùng bị quân Đông Ngô vây bắt. Đứng trước Tôn Quyền, Quan Vũ quyết không đầu hàng, không chịu phục tùng và kết quả là cả hai cha con đều bị giết vào đầu năm 220.
Tôn Quyền sai người mang đầu ông đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo không mang đầu Quan Vũ đi bêu mà sai làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng chư hầu.
Các sử gia Trung Quốc sau này cho rằng, Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ nên đã ra lệnh an táng long trọng.
Mặt khác, Tào Tháo muốn thể hiện rằng Tôn Quyền mới là người chủ trương giết Quan Vũ, từ đó hướng sự căm ghét của Lưu Bị lên Tôn Quyền, dẫn đến cuộc chiến Thục-Ngô sau này.
Phần đầu Quan Vũ được an táng long trọng từ thời Tào Tháo. Tấm biển do người đời sau viết lại phục vụ du lịch.
Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít trường hợp mộ hoàng gia, quan viên bị kẻ trộm mộ nhòm ngó, chỉ có rất ít mộ huyệt dù có địa danh cụ thể nhưng vẫn không bị xâm phạm và trong đó có mộ Quan Vũ, theo Best China News.
Sau khi qua đời, Quan Vũ được hậu táng ở 2 ngôi mộ, phần đầu được chôn tại Lạc Dương, phần thân thì táng tại Đương Dương. Dân gian sau này lưu truyền câu nói về Quan Vũ, rằng: "Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về cố hương".
Quan Vũ chết trong thời loạn nên hai ngôi mộ ban đầu khá đơn sơ. Đến thời nhà Tùy và sau này là nhà Đường, mộ Quan Vũ được tu sửa, trên nên bề thế, tráng lệ hơn. Đến thời nhà Minh, hai ngôi mộ Quan Vũ đều trở thành “Quan lăng” với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi.
Tới thời nhà Thanh, Quan Vũ được tôn làm "Trung thần nghĩa sĩ vũ linh hữu nhân dũng uy hiển quang thánh đại đế". Ông thậm chí còn được tôn làm Võ Thánh, sánh ngang với Văn Thánh Khổng Tử.
Mộ Quan Vũ ngày nay vẫn còn nguyên vẹn.
Điều đáng chú ý là suốt 1.800 năm, hai ngôi mộ của Quan Vũ vẫn không kẻ nào dám động tới. Lý do là bởi sau khi qua đời, hình tượng của Quan Vũ dần được thần thánh hóa, được hậu thế tôn thờ.
Quan Vũ được đời đời tôn sùng, người người đều kính trọng sự trung nghĩa và tinh thần thượng võ của ông. Ở nhiều nơi, Quan Công còn được thờ phụng như Thần tài. Từ dân kinh doanh, quan chức cho tới cả những thế lực ngầm đều sùng bái Quan Công.
Điều bất ngờ khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật hai ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.
Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều chôn theo một người phụ nữ để Quan Công không “cảm thấy cô quạnh ở thế giới bên kia”.
Quan Vũ, tự Vân Trường (雲長), là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Lưu Bị. Quan Vũ là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, "sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ", "có tài và có nghề", nhưng "thiếu đầu óc chính trị và nhãn quan chiến lược", "hữu dũng vô mưu". Về tính cách, ông có nhược điểm là kiêu căng ngạo mạn, "thích mắng chửi người khác", "phóng túng, ngây thơ", làm được "đại hiệp giang hồ" chứ không làm nổi "đại soái"; nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được dân gian coi là một biểu tượng của những đức tính "Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục". |