Chế độ Hoàng đế ở Trung Quốc kéo dài 2.133 năm, vậy ai là Hoàng đế đầu tiên, ai là Hoàng đế cuối cùng?

  •   32
  • 9.262

Hoàng đế là một trong số những tước vị của nguyên thủ quốc gia theo chế độ quân chủ, ý chỉ người thống trị tối cao của đế quốc.

Hoàng đế Trung Hoa

Nếu như vị trí Hoàng đế cho phụ nữ đảm nhiệm, sẽ được gọi là "Nữ hoàng (Nữ đế)".

Điều đáng nhắc tới là, Hoàng đế của Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam đều có họ, còn Hoàng đế của Nhật Bản và các nước châu Âu từ xưa đến nay chỉ có tên, không có họ.

Danh hiệu Hoàng đế lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc dưới thời nhà Tần, do Tần Thủy Hoàng sáng tạo ra và đưa vào sử dụng, được quân chủ của các triều đại về sau học theo.

Vua Tần là Tần Doanh Chính tạo nên chế độ Hoàng đế, tự mình trở thành Hoàng đế đầu tiên của Trung Nguyên, đồng thời bãi bỏ thuỵ hiệu để người đời sau tưởng nhớ, xưng là "Thủy Hoàng đế".

Gần như cùng thời điểm đó, Đầu Mạn trở thành thiền vu đầu tiên của Trung Quốc. (Đầu Mạn thiền vu là Thiền vu Hung Nô đầu tiên được biết đến, trị vì từ khoảng 220 đến 209 TCN. Vào lúc nước Tần chinh phục 6 nước khác và cai quản Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN, người Hung Nô du mục đã phát triển thành một thế lực xâm lấn hùng mạnh ở phương bắc và bắt đầu mở rộng cả về phía đông và tây.)

Kể từ thời điểm Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên và lập ra danh xưng Hoàng đế, Trung Quốc bắt đầu thời kỳ chế độ Hoàng đế kéo dài tới 2.133 năm.

Chế độ Hoàng đế của Trung Quốc tiếp diễn và kéo dài mãi cho tới khi Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12/2/1912, đế chế Trung Quốc mới kết thúc. Trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện tổng cộng 83 vương triều, tổng cộng 397 Hoàng đế.

Hoàng đế là đại diện nổi bật của chính quyền trung ương Trung Quốc, là trung tâm của chính phủ và xã hội, được hưởng quyền lực và vinh dự cao nhất.

Bảo vệ uy nghiêm của Hoàng đế, với những danh xưng liên quan đến Hoàng đế cũng có quy định cụ thể, ví dụ như mệnh của Hoàng đế ban ra gọi là "chế", lệnh ban ra gọi là "chiếu"; sinh hoạt thường ngày, trang phục, xuất hành cũng có quy định riêng biệt, ví dụ như miện phục.

Hoàng đế tự xưng "trẫm", những người khác gọi khi xuất hiện trước mặt Hoàng đế là "bệ hạ", "thánh thượng", "hoàng thượng", khi gọi riêng thì tôn xưng Hoàng đế là "thánh nhân", "quan gia", "chí tôn", "quân vương", "thiên tử"...

Thời nhà Tần, Tần Thuỷ Hoàng có ý định tập trung mọi quyền lực của đất nước vào tay mình (tức Hoàng đế), có câu "chuyện lớn nhỏ trong thiên hạ đều giải quyết", nhưng do khối lượng công việc thống trị quốc gia quá nhiều, trên thực tế chế độ này không hề thích hợp.

Sau thời nhà Tần, quyền lực và chức năng của Hoàng đế dần dần được một bộ máy chính quyền trung ương phụ giúp hoàn thành.

Cung điện
Tranh minh họa.

Thời nhà Hán, hình thức chính quyền trung ương như vậy là Tam công Cửu khanh, nhà Tuỳ bắt đầu quan chế Tam tỉnh Lục bộ.

Bởi vậy, cho dù Hoàng đế tuổi nhỏ, chính quyền trung ương vẫn có thể vận hành như bình thường, nhưng đồng thời quyền lực của quan trên trong chính quyền trung ương (ví dụ như Tể tướng) có thể sẽ quá lớn, có khả năng đe doạ tới quyền lực của Hoàng đế, thậm chí nhờ chính biến để tự mình làm Hoàng đế, ví dụ như Vương Mãng giành ngôi nhà Hán.

Trong lịch sử, trong cùng một giai đoạn, thường chỉ có một người xưng là Hoàng đế.

Nhưng trong một thời kỳ nào đó, ví dụ như thời kỳ Nam-Bắc triều, có tới vài Hoàng đế cùng tồn tại đồng thời.

Thời kỳ Tam Quốc, Tào Nguỵ, Thục Hán, Đông Ngô cũng từng có ba Hoàng đế cùng tồn tại.

Vào thời kỳ cuối của một vương triều, thế lực các phương phân tranh làm sinh ra nhiều chính quyền, tự phong là Hoàng đế, như Lý Tự Thành của Đại Thuận và Trương Hiến Trung của Đại Tây thời Minh mạt.

Cập nhật: 06/10/2020 Theo Soha
  • 32
  • 9.262