Vì sao từ chữ viết bằng mực xanh đen lại biến thành đen?

  •  
  • 1.935

Nếu dùng mực xanh đen để viết nhật ký, bạn sẽ phát hiện dòng chữ hôm nay viết là màu xanh, còn chữ viết ngày hôm qua đã là màu đen. Hiện tượng đó là kết quả của sự thay đổi hoá học.

Thành phần chủ yếu của mực xanh đen là tananh pherơx. Nó là 1 chất không phải màu xanh mà cũng không phải màu đen, mà có màu xanh lá cây nhạt. Tất nhiên mực như thế viết ra sẽ không rõ ràng, vì thế người ta cho thêm thuốc nhuộm hữu cơ vào đó. Như vậy mực sẽ  xuất hiện màu xanh nhiều hơn.

Cho nên khi mới dùng mực xanh đen để viết, thoạt đầu là màu xanh, đó là màu gốc của mực. Nhưng qua 1 thời gian, chất tananh pherơx trong mực sẽ phản ứng hoá học với ôxy trong không khí mà biến thành tananh sắt. Đây là chất kết tủa màu đen, làm biến đổi chữ viết trước dây thành màu đen.

Có 1 số người sau khi dùng mực viết xong thường quên đậy nắp lọ mực, làm như vậy có 2 cái không nên. Một là lượng nước nhanh chóng bốc hơi, mực càng ngày càng cạn đi. Hai là chất tananh pherơx ở trong mực sẽ phản ứng với oxy không khí trở thành tananh sắt. Chất này kết tủa. Kết quả do mực bị kết tủa khi chấm ngòi bút vào mực, chất cặn của mực sẽ bít chặt lấy ngòi bút khiến khi viết không ra chữ.

Theo trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
  • 1.935