Vì sao voi không uống được rượu?

  •  
  • 1.745

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu người Canada, voi châu Phi có thể bị say rượu do ăn quả marula đã bị thối rữa – đây là món ăn vặt được ưa thích bởi loài động vật trên cạn nặng nhất thế giới.

Những kẻ khổng lồ trên đất liền này thiếu một gene đột biến cho phép chúng xử lý rượu, gene đột biến này có xuất hiện ở các loài động vật khác, trong đó có cả con người, gấu túi (koala), chuột chù và một số loài dơi. Kết quả là, niềm đam mê của những chú voi châu Phi dành cho quả marula đang lên men – loại quả được dùng để chế ra bia – khiến chúng nhanh chóng bị say.

Voi thiếu một gene đột biến cho phép chúng xử lý rượu.
Voi thiếu một gene đột biến cho phép chúng xử lý rượu.

Tranh luận về việc liệu những con voi có thật sự bị say rượu diễn ra giữa các nhà khoa học đã lâu, với một số người ủng hộ cáo buộc của giả thuyết về “nhân hóa” các loài động vật. Nhưng một nghiên cứu về gene của voi đã phát hiện ra yếu tố di truyền cơ bản tiết lộ tại sao voi không uống được rượu.

Thiên hướng thích ăn quả marula đang lên men – loại quả được dùng để làm bia - của loài voi khiến chúng nhanh chóng bị say, theo một nhóm các nhà nghiên cứu Canada. Gene đóng vai trò quyết định trong vấn đề này là A294 V, nó cho phép con người và các loài vượn lớn khác xử lý rượu một cách nhanh chóng. Sự hiện diện của nó trong các loài động vật khác cũng liên quan đến khả năng chịu lượng rượu cao của chúng. Ví dụ như loài chuột chù cây ăn được mật lên men có chứa đủ lượng rượu làm một người bị say. Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù chỉ dài 10 xen-ti-mét và nặng bằng 0,07% so với một người trưởng thành, nó “không có dấu hiệu bị say”.

Dơi Ai Cập được phát hiện là có tửu lượng khá yếu, nó sẽ say khi uống lượng rượu bằng 1% trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, dơi “mũi lá”, còn được gọi là dơi Phylostomid, được tìm thấy ở phía Bắc và Nam Mỹ, lại không bị ảnh hưởng bởi rượu.


Voi châu Phi có thể bị say khi ăn quả manula thối rữa.

Những con nai sừng xám ở Thụy điển cũng có dấu hiệu bị say khi chỉ ăn vài quả táo thối bắt đầu lên men.

Theo quan niệm dân gian, những con voi trên khắp châu Phi thích ăn trái cây marula rụng đã bị lên men – loại quả được dùng để làm bia. Nghiên cứu trước đây đã ủng hộ cho các quan điểm phản bác về vấn đề này. Ví dụ, giáo sư Steve Morris và các đồng nghiệp từ trường Đại học Bristol đã tính toán rằng một con voi phải cần uống 27 lít nước trái cây lên men nồng độ cồn 7% mới thể hiện các hành vi say xỉn. Ho cho rằng, những con voi cần phải ăn một lượng trái cây rất lớn mới say được vì có vẻ như rất khó để đạt được nồng độ 3% cồn.

Trong báo cáo đã được công bố trên tạp chí sinh học Biology Letters, các nhà nghiên cứu Canada chia sẻ, bây giờ có thể tin rằng sau tất cả thì những câu chuyện dân gian có thể đúng.

Khả năng chịu đựng được rượu của con người xuất phát từ những thay đổi về mặt tiến hóa, nhưng ở những động vật khác, khả năng uống rượu còn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho biết lý do đằng sau những cơn say của voi là do chúng thiếu gene A294 V. Họ nói rằng điều này cho thấy kết luận về lượng ethanol cần thiết để tạo ra các triệu chứng say rượu ở một con voi châu Phi có thể là sai lầm, và có thể chứng minh một cách rõ ràng.

Cập nhật: 04/05/2020 Theo Dân Trí
  • 1.745