Theo Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 200.000 người bị mắc bệnh ung thư (70.000 người chết vì ung thư/năm). Chất lượng môi trường đang ngày càng xấu.
“Chất lượng môi trường đang ngày càng xấu và đang tác động trực tiếp lên sức khỏe con người... ”. Đó là thông điệp của các nhà khoa học đặt ra tại diễn dàn về sức khỏe môi trường khu vực miền Nam do Bộ Tài nguyên - Môi trường, B
|
Chất lượng môi trường đang ngày càng xấu đi (Ảnh: Tienphong) |
ộ Y tế và UBND TPHCM tổ chức vào ngày 19/10 tại TPHCM.
Theo Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 200.000 người bị mắc bệnh ung thư (70.000 người chết vì ung thư/năm). 44% những người làm việc 8 giờ/ngày khu vực mặt tiền đường giao thông có hình ảnh X quang phổi bất thường so với các khu vực khác là 11,7%. Số ca sảy thai những vùng lân cận các khu công nghiệp cao hơn những nơi khác 1,8 lần.
Ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng TN&MT nhận định: Nhìn tổng thể thì môi trường Việt Nam còn tốt, nhưng cục bộ thì rất xấu. Chuyện
“Làng ung thư ở Thạch Sơn” có phải do môi trường gây ra hay không còn phải đợi các kết luận khoa học nhưng chắc chắn là người dân ở Thạch Sơn đang sống trong ô nhiễm nghiêm trọng.
Chuyện cá, cây cối chết do các chất độc hại thải ra từ các nhà máy thì rất dễ thấy; con người thì không thể chết ngay mà chất độc thấm dần, tích tụ ngày càng nhiều nên khó nhận biết.
Các tỉnh thành chạy đua phát triển kinh tế là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng để lại hậu quả rất lớn. Người dân có gây ô nhiễm môi trường (chẳng hạn như xả rác) nhưng “
thủ phạm” chính lại là các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp (DN).
Lãnh đạo đưa ra các quyết định thiếu cân nhắc như cho nhập rác còn DN xây nhà máy nhưng sợ chi phí tăng cao nên không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Trường hợp xây dựng thì vận hành chập chờn (thậm chí không vận hành) vì sợ tốn điện, tăng giá thành sản xuất.
Huy Thịnh