Vitamin là gì? Các loại vitamin phổ biến? Công dụng của chúng với sức khoẻ là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Có vẻ như mọi ngóc ngách trên internet đều tràn ngập quảng cáo vitamin, thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng giảm béo, thực phẩm chức năng xây dựng cơ bắp và thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Là một người đã làm việc trong ngành thể dục fitness nhiều năm nay, tôi biết rằng phần lớn trong số đó, chỉ mang lại sự hỗn tạp. Thực chất, đó là sản phẩm của những "kẻ lang băm", hối hả trục lợi nhanh chóng từ vết đau trên cơ thể bạn.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung phần lớn không được kiểm soát, nhiều sản phẩm không hiệu quả, đầy chất độn thêm hoặc thành phần không rõ nguồn gốc, một số trong đó cực kỳ nguy hiểm. Vậy chúng ta có thể đặt lòng tin cho ai? Làm thế nào để biết thực phẩm bổ sung nào là tốt nhất cho bản thân? Những sản phẩm nào thật sự hiệu quả và an toàn để sử dụng?
Bây giờ hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn nên biết nếu không muốn lãng phí tiền của mình.
Vitamin là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho sự trao đổi chất, là dưỡng chất vô cùng quan trọng mà tự cơ thể không thể sản sinh đủ mà phải bổ sung từ thức ăn hàng ngày.
Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của cơ thể, tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng, vitamin có nhiều loại và có vai trò khác nhau trong cơ thể.
Vitamin được chia thành 2 nhóm chính:
Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu có trên 30 loại vitamin, mỗi loại sẽ có vai trò khác nhau đối với sức khoẻ. Sau đây là các loại vitamin quan trong và cần thiết nhất đối với cơ thể.
Vitamin A hay còn gọi là Retinol là chất có màu vàng, hòa tan trong dầu, có tác dụng hỗ trợ mắt, phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn.
Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như: Gan, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, trứng và sữa.
Hay còn gọi với tên khác là Thiamin là Vitamin thuộc nhóm B và tan được trong nước. Vitamin B1 bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng chống bệnh Alzheimer, hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Vitamin B1 có nhiều trong các loại hạt, sữa bột, đậu nành, men bia, các loại thịt, cá và trứng cũng có khá nhiều.
Vitamin B2 hay còn gọi là Riboflavin giúp phòng chống các bệnh phát ban, đỏ giác mạc mắt, viêm loét miệng, lưỡi, bảo vệ tế bào thần kinh. Có nhiều trong thịt, sữa, trứng.
Vitamin B5 hay có tên khác là Axit Pantothenic là loại vitamin tan trong nước, giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chống lão hóa, tăng sức đề kháng.
Vitamin B5 có mặt hầu hết ở các loại thực phẩm, nhiều nhất ở trứng, thịt, cá, pho mát, ngũ cốc, bắp cải, bông cải xanh…
Vitamin B6 hay còn gọi là Pyridoxine có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm cholesteron, ngừa sỏi thận. Có nhiều trong chuối, đậu đỏ, đậu nành, ngũ cốc nguyên cám, thịt bò, gà.
Vitamin B7 hay còn được biết đến với tên gọi Biotin hay Vitamin H là vitamin tan trong nước, giúp ngăn ngừa rụng tóc, chân tay tê cứng, vảy đỏ quanh mắt mũi, miệng, tốt cho tim mạch.
Vitamin này có nhiều trong trứng, các sản phẩm từ sữa, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, chuối và thịt gia cầm.
Vitamin B12 hay còn gọi là Cobalamin, là một trong các vitamin nhóm B tan được trong nước, có tác dụng trong quá trình trao đổi chất, giúp hệ thần kinh và não bộ hoạt động bình thường, có nhiều trong gan động vật, cá, heo, gia cầm.
Vitamin C hay còn gọi là axit Ascorbic là loại vitamin rất thân thuộc, là chất giúp thúc đẩy tổng hợp collagen, chống ung thư, cảm lạnh, làm da hồng hào, chống nếp nhăn.
Vitamin C có nhiều trong sữa, rau quả tươi, cam, chanh, dâu tây, rau muống, rau ngót,…
Vitamin D là một nhóm các Secosteroid tan được trong chất béo, giúp bảo vệ duy trì hệ xương khớp, tăng cường khả năng hấp thu canxi và photphas ở đường ruột, có nhiều trong ánh nắng mặt trời, dầu gan cá, đậu nành, lòng đỏ trứng.
Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm vết nhăn, tăng sức đề kháng, có nhiều trong hạnh nhân, đậu phộng, dầu hướng dương, dầu nành.
Vitamin K1 hay còn gọi là Phytomenadion là một loại vitamin tan trong dầu, làm giảm nguy cơ chảy máu không kiểm soát, giảm đau tim, tai biến mạch máu não, có nhiều trong rau xanh (cải, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho,…).
Vì sao người tiền sử lại rời khỏi lục địa châu Phi?