Vừa xảy ra 2 vụ nổ năng lượng mặt trời

  •   4,52
  • 1.574

Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) cho biết, cơn bão mặt trời cấp độ X (cấp độ mạnh nhất) đã bùng nổ mạnh mẽ vào thứ Ba (6/9/2011), và đạt đỉnh điểm vào 8 phút sau đó. Trước đó hôm thứ thứ Hai cũng xảy ra một vụ nổ năng lượng mặt trời nhưng ở cấp nhẹ hơn.

Đợt bùng phát này kéo dài ít hơn 24 giờ, sau đó cường độ có giảm nhưng vẫn là cơn bão năng lượng mặt trời mạnh.

Nhiều vệ tinh khác nhau cùng quan sát hoạt động này, bao gồm cả Đài quan sát vụ nổ năng lượng mặt trời của NASA, đã ghi lại liên tục video có độ nét cao của mặt trời trong các bước sóng khác nhau.

Sự kiện xảy ra hôm thứ Ba cho thấy, đây là một ngọn lửa năng lượng mặt trời cấp X2.1, trong khi cơn bão đã bắt đầu hôm thứ Hai ở cấp M5 vẫn còn diễn ra mạnh mẽ, NOAA cho biết.

Nổ năng lượng mặt trời tạo ra đám mây điện từ đe doạ Trái Đất (Ảnh: space)
Nổ năng lượng mặt trời tạo ra đám mây điện từ đe doạ Trái Đất (Ảnh: space)

Nổ lửa năng lượng mặt trời được phân loại theo một hệ thống ba cấp: X là cấp mạnh nhất, M là trung bình và C là yếu nhất.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang đo độ lớn của của cơn bão mặt trời hôm thứ Ba. Cơn bão này có thể tạo ra một hào quang lớn (CME) nhằm vào Trái Đất. Tuy nhiên cũng còn rất sớm để phỏng đoán điều này.

CME thực chất là những đám mây lớn chứa các hạt thạch anh lục của năng lượng mặt trời có thể di chuyển trong không gian lên đến 3 triệu mph (5 triệu kph).

CME va vào Trái đất có thể tàn phá hành tinh của chúng ta, gây ra sự gián đoạn tín hiệu trong các thiết bị như GPS, đài phát thanh thông tin liên lạc, lưới điện.

Theo NASA, cơn bão hôm Thứ Hai cũng gây ra một CME, di chuyển với tốc độ chậm hơn, 720.000 dặm (1,2 triệu kph),. Cho nên nó không có khả năng gây ra nhiều thiệt hại cho Trái Đất. NOAA cũng đánh giá như vậy và đang tiến hành phân tích để tìm hiểu thời gian và tốc độ của CME.

Vụ nổ ở cấp độ M5 này xảy ra từ giữa mặt trời khi nhìn từ góc độ của Trái Đất. Nó tạo nên sự gia tăng nhẹ các hạt proton năng lượng mặt trời khoảng 26.000 dặm (41.840km) trên bề mặt của trái đất, các quan chức NASA cho biết.

Các cơn bão nổ ra trong 2 ngày liên tiếp vừa qua không phải là sự kiện riêng biệt. Chúng nằm trong chu kỳ 11 năm hoạt động dữ dội của mặt trời.

Tháng trước (9/8/2011), vụ nổ năng lượng mặt trời lớn nhất sau gần 4 năm đã xảy ra ở cấp độ X6.9 nhưng không gây thiệt hại do xảy ra ở phía bên không đối diện với Trái Đất. Trong tháng 2/2011, cũng xảy ra một vụ nổ ở cấp độ X2.1. Vụ nổ hôm thứ Ba vừa qua là đợt bùng phát mạnh mẽ nhất trong năm 2011.

Các nhà khoa học cho rằng, chu kỳ hoạt động thứ 24 của cơn bão mặt trời sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2013.

Theo Đất Việt
  • 4,52
  • 1.574