Xuất hiện nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng lên não

  •  
  • 2.600

Các chuyên gia y tế tại TP.HCM cảnh báo, có nhiều bằng chứng cho thấy, virus Dengue có thể xâm nhập lên não gây viêm não gọi là sốt xuất huyết dạng não.

Virus Dengue nhìn qua kính hiển vi điện tử
Virus Dengue nhìn qua kính hiển vi điện tử (Ảnh: Wikipedia)
Hiện thời tiết đang vào cao điểm mùa khô nhưng các nhà chuyên môn cảnh báo, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết rất cao. Gần đây, giới chuyên môn cảnh báo, có nhiều bằng chứng cho thấy, virus Dengue có thể xâm nhập lên não gây viêm não gọi là sốt xuất huyết dạng não

Chỉ 3 tháng đầu năm 2006, cả nước đã có gần 8000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số ca sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như TPHCM, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang….với 6017 ca, tử vong 5 ca.

TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng (NĐ) 1 cho biết, từ đầu năm đến nay riêng BV NĐ 1 đã tiếp nhận cả ngàn ca, trong đó 10% bị sốc. Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở trẻ em nhưng mấy năm gần đây số người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng. Điều đáng lưu ý là sốt xuất huyết xảy ra ở tuổi càng lớn thì càng nguy hiểm.

Vi rus Dengue biến chứng lên não

BS Nguyễn Thanh Hùng cảnh báo, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus Dengue có thể xâm nhập lên não gây viêm não gọi là sốt xuất huyết dạng não. Không những thế, sốt xuất huyết Dengue cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý gây viêm não xảy ra gần đây như viêm não mô cầu, bệnh lý tay- chân – miệng, trong khi đó các bệnh này có cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Vì vậy khi trẻ bị sốt cao cần đưa vào các cơ sở y tế mà không đựoc tự chữa. Sau đây là cách phân biệt:

*Sốt xuất huyết:

Mô hình Virus Dengue

Virus Dengue (Ảnh: stanford)

1. Sốt cao: Trẻ đột ngột bị sốt cao 39 – 41 độ C. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

2. Biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu.

3. Gan to, đau bụng, ói mửa.

4. Sốc (trụy tim mạch): Thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Trẻ thường hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, v mồ hơi, mạch cổ tay nhanh, nhẹ v huyết p kẹp hoặc tụt huyết p.

* Bệnh tay-chân-miệng: cũng sốt nhưng những ngày đầu chỉ sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, nổi bóng nước nhưng chỉ ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và có khi ở mông. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi vì trên 5 tuổi hầu hết trẻ đã từng tiếp xúc với Enterovirus 71 nên không còn bị bệnh này nữa. Bệnh diễn biến rất nhanh, nhanh còn hơn cả bệnh SXH, tử vong sau vài giờ . Bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu và liên cầu, thủy đậu. Bệnh thủy đậu cũng xuất hiện bóng nước nhưng toàn thân và có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Còn bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn thường xuất hiện sau khi da có vết trầy sướt, ghẻ, chàm… bị nhiễm trùng tạo ra bóng nước.

* Não mô cầu: còn được gọi là bệnh viêm màng não mủ. Người nhiễm bệnh có biểu hiện: bỗng nhiên nóng sốt nhiều, ho, đau họng, có khi cũng không ho, đau họng nhưng kèm ói mửa, rét run, đau cơ, hôn mê, sốc, trên da xuất hiện những nốt tử ban có màu thâm tím, đỏ, nhiều kích thước khác nhau, có cái nhỏ như đầu định có cái to, loang lổ như hình bản đồ. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6-36 tháng, tuy nhiên đôi khi cũng gặp ở trẻ lớn hơn từ 15-18 tuổi .

Nhật Phương

Theo VietNamNet
  • 2.600