Ý nghĩa của những bức tượng khổng lồ

  •  
  • 3.802

Hình dạng con người khổng lồ - tượng đài gấp nhiều lần so với kích thước thật vẫn tiếp tục sử dụng trí tưởng tượng thuyết phục đối với những ai có ý định tưởng nhớ một sự kiện quốc gia trọng đại hay một vương triều đang thống trị, một vị anh hùng được yêu mến hay một nước cộng hòa còn non trẻ, trong tiến trình, in dấu sự hiện diện uy nghi của nhân loại vào cảnh quan tự nhiên.

Tượng khổng lồ Đấng chuộc tội ở Rio de Janeiro, Brazil. Tượng làm bằng bê tông đúc gối lên một lõi thép

Những công trình tưởng niệm như thế không chỉ là sản phẩm của giai đoạn lúc này xếp vào hạng hoàng kim của tượng khổng lồ, từ cuối thập niên 1880 đến 50 năm sau, khi tượng Nữ thần tự do ở New York hoàn thành, qua suốt thập niên 1930 với sự tôn phong bằng tượng Đấng chuộc tội ở Rio và Đài tưởng niệm quốc ra ở núi Rushmore, đề tặng năm 1941. Phả hệ tượng trải rộng từ những kỳ quan thế giới cổ đại như tượng Khổng lồ thành Rhodes và các pho tượng khổng lồ do Pharaoh Ai Cập tạo dựng.

Trong tất cả ba trường hợp đề cập trên, mục đích chính của tượng là phải hóa thân hay gói gọn ở quy mô tưởng niệm một tình cảm được lưu giữ lâu đời có vẻ kêu gọi cho một hình thức thể hiện thường trực hơn. Đối với tượng Nữ thần tự do, mục đích là thể hiện tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp đối với công dân của một nước cộng hòa cùng kiểu mẫu còn non trẻ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tượng Chúa Jésus ở Rio được nhiều người biết đến do nỗ lực của Cộng đồng Thiên chúa giáo trong thành phố Rio, dự định làm nguồn truyền cảm hữu hình đối với tín hữu địa phương cũng như sự thể hiện lòng mến khách qua hình tượng đôi tay rộng mở. Tượng trên núi Rushmore xuất phát từ ý tưởng do sử gia tiểu bang South Dakota ấp ủ nhằm tăng thêm sự quan tâm đến khu vực của ông qua các tác phẩm điêu khắc tưởng niệm những nhân vật khai phá miền Tây. Chân dung của Kit Carson và Buffalo Bill sau đó thay bằng các tổng thống Washington, Jefferson, Lincoln và Theodore Roosevelt.

Ngày nay, những động cơ thúc đẩy ban đầu này có thể bị quên lãng, nhưng sức thuyết phục mạnh mẽ của các pho tượng như những đại diện cho thành phố hay quốc gia mà họ phải đại diện vẫn chưa phai mờ cùng thời gian. Công tác phục chế cần tiến hành để sửa chữa những tàn phá do lâu năm và khí hậu tác động, tuy nhiên số tượng này vẫn tiếp tục được tôn kính và được quảng cáo như biểu tượng quốc gia.

Quá trình thiết kế, thi công hay chạm khắc những pho tượng khổng lồ này ở những gì mà chính xác địa điểm rất lộ thiên phơi bày kêu gọi một mức độ hợp tác nhất định giữa điêu khắc gia và kỹ sư tuyển chọn của ông ta, kết cấu phải chịu lực tác động khổng lồ như thế, diện tích hạn chế có khả năng làm lún nền móng và xây dựng đế tường, trong trường hợp của điêu khắc gia John Gutzon Borglum trên núi Rushmore, công tác hậu cần đòi hỏi khắt khe để chuyển hình dạng ba chiều theo ý muốn từ xưởng vẽ thành khuôn mặt trên đá.

Tượng Nữ thần tự do ở New York

Tượng thường đòi hỏi phải cao bằng hay cao hơn công trình gần đấy nhất trong thành phố nghênh tiếp, một kỳ công mà Gustave Eiffel - viên kỹ sư mà tên mình được đặt tên cho tháp, là phải giữ được bằng một khung thép giằng chống gió gối các cấu kiện sắt luyện trong lò phản xạ để giữ "làn da" của tượng Nữ thần tự do, một kỹ thuật mới được các nhà thầu xây dựng nhà chọn trời ở New York áp dụng.

Một họa sỹ bắt đầu làm mô hình quy mô nhỏ, phỏng theo hình dạng của tượng phải hoàn thiện và phải xem lại tùy chọn lắp ráp. Sau đó trên mặt cắt bên ngoài của kết cấu sẽ được phân nhỏ thành một tập hợp các bộ phận để sản xuất, vận chuyển và sau đó lắp ráp tại công trường. Ở núi Rushmore, nơi vật liệu được phá đổ và đục chạm trực tiếp hơn là xây dựng theo hình dáng mặt cắt của bốn vị tổng thống, điêu khắc gia nghĩ ra một phương pháp tài tình phóng to phần đầu từ mô hình ngay tại hiện trường sao cho chỉ lấy đi khối đá dang tồn tại khi cần thiết. Những con mắt của họa sĩ nhà nghề vẫn chiếm ưu thế. Paul Landowski, điêu khắc gia mang hai dòng máu Pháp và Ba Lan, tác giả tượng  Chúa Jésus ở Rio, nhất mực cho rằng ông hoàn thiện thiết kế phần đầu và bàn tay của tượng bằng quy mô hết cỡ nhằm tránh sự biến dạng chắc chắn sẽ phát sinh trong quá trình phóng to từ mô hình.

Tượng ở quy mô ngày nay không ai nghĩ đến. Thay vào đó là một loạt các công trình biểu tượng trong thời gian gần đây như Nhà hát opéra Sydney và Bảo tàng viện Guggenheim, cũng phục vụ cho cùng mục đích, dưới dạng danh tiếng quốc tế của một thành phố, cũng như ba tượng khổng lồ này.

Tượng đầu khổng lồ 4 tổng thống đầu tiên của Mỹ được chạm khắc từ mắt núi đá sống của núi Rushmore bang South Dakota sử dụng thuốc nổ và máy khoan

H.T (Theo CT kiến trúc của thế giới hiện đại)
  • 3.802