“Mưa đen” bí ẩn xuất hiện tại Nhật Bản

  •  
  • 1.586

Vài ngày sau khi một trong những cơn bão dữ dội nhất được ghi nhận đã xảy ra ở Tokyo, một cơn mưa đen bí ẩn đã xuất hiện ở đất nước mặt trời mọc.

Những giọt nước mưa trông giống như sơn đen mỏng nhưng không phải là phóng xạ. Nguyên nhân của màu sắc lạ của nước mưa hiện đang được các nhà khoa học điều tra.

Trong khi chờ kết luận điều tra, mưa đen là một cảnh tượng đặc biệt gây sốc đối với người Nhật lớn tuổi ở quốc gia này bởi họ là những người nhớ một trận mưa có màu sắc tương tự rơi sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Nước mưa có màu đen xuất hiện tại Nhật Bản khiến người dân lo lắng.
Nước mưa có màu đen xuất hiện tại Nhật Bản khiến người dân lo lắng.

Nhiều người dân đã chia sẻ về những bức ảnh liên quan đến hiện tượng kỳ quái này. Một số người nói rằng đó là một điềm xấu chưa thể giải thích liên quan đến chủng virus corona đang hoành hành khắp thế giới mới.

Tuy nhiên, lời giải thích tốt nhất được đưa ra tạm thời cho đến nay dường như là một đám cháy trong nhà máy nhựa ở Hasuda, phía bắc Saitama, có thể đã gửi các hạt tro mịn đủ cao để bị cuốn trôi trong một cơn mưa.

Trước đó, tại Kerala, Ấn Độ, năm 2001, những trận mưa lớn màu máu đã rơi suốt gần một tháng, nhuộm màu đỏ và gây ra tình trạng báo động cho người dân địa phương.

Sau đó, người ta ước tính rằng 50.000kg chất màu đỏ bí ẩn đã rơi xuống Kerala cùng với cơn mưa.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng mưa có thể liên quan đến một mảnh sao chổi đã vỡ trên khu vực, lắng đọng vật chất hữu cơ ngoài Trái đất trong khí quyển.

Năm 2003, Godfrey Louis và Santhosh Kumar, các nhà vật lý tại Đại học Mahatma Gandhi ở Kottayam, Kerala, đã đăng một bài báo có tựa đề "Sao chổi giải thích cơn mưa đỏ của Kerala".

Hay xa hơn là vào năm 1876, một cơn mưa thịt sống rơi từ trên trời xuống đất ở gần khu định cư Olympia Springs ở Bath County, Kentucky, cũng gây nhiều tranh cãi. Và cho đến nay sự cố này cũng chưa bao giờ được giải thích đầy đủ.

Hiện tại, thông tin về cơn mưa đen ở Nhật Bản vẫn đang tiếp tục là đề tài được cư dân mạng tranh cãi kịch liệt trong khi chờ một lời giải thích chính thức từ các cơ quan chức năng.

Cập nhật: 09/03/2020 Theo Dân Trí
  • 1.586