Mỹ cảnh báo túi nâng ngực gây ung thư hiếm và khó chữa

  •   34
  • 5.143

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ xác nhận những chất túi nâng ngực sillicon có thể gây một dạng ung thư hiếm và khó chữa.

359 phụ nữ đã khiếu nại với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) về việc túi nâng ngực sillicon gây ung thư hạch không Hodgin, liên quan tới các tế bào lympho lớn thoái biến (ALCL).

Đây là một dạng ung thư hạch khá hiếm và khó điều trị.

Tính tới ngày 1/2/2017, 9 trong số những phụ nữ khiếu nại đã tử vong.

Cảnh báo của FDA đánh dấu một thắng lợi lớn đối với giới nghiên cứu y khoa Mỹ.

Sáu năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo lần đầu tiên về mối liên quan giữa túi nâng ngực sillicon và nguy cơ ung thư.

FDA xác nhận mối liên hệ rõ ràng giữa túi nâng ngực sillicon và một dạng ung thư hiếm.
FDA xác nhận mối liên hệ rõ ràng giữa túi nâng ngực sillicon và một dạng ung thư hiếm. (Ảnh: Daily Mail).

Năm ngoái, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên thừa nhận mối liên hệ rõ ràng giữa túi nâng ngực sillicon và nguy cơ mắc ung thư.

Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất chứng minh mức độ an toàn của sản phẩm, nếu không muốn chúng bị cấm lưu hành.

Cục Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh vẫn đang phân tích những báo cáo của giới chức Mỹ và Pháp, nên họ chưa lên tiếng.

Nâng ngực là hình thức phẫu thuật sử dụng nhựa phổ biến thứ hai ở Mỹ, với hơn 300.000 ca mỗi năm.

Các cơ quan quản lý trấn an bệnh nhân rằng họ có thể điều trị ung thư một cách dễ dàng bằng hóa trị hoặc xạ trị, nếu bỏ túi nâng ngực ra khỏi cơ thể.

"Mọi thông tin chúng tôi thu thập tới thời điểm hiện tại đều cho thấy phụ nữ nâng ngực bằng túi sillicon đối mặt nguy cơ mắc ALCL ở mức thấp, nhưng tăng dần so với những phụ nữ không nâng ngực bằng túi sillicon" - FDA cho biết hôm 21/3.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng vi khuẩn bám vào phần bên ngoài của túi sillicon trong quá trình phẫu thuật.

Sự hiện diện của vi khuẩn khiến hệ miễn dịch thay đổi – yếu tố sinh ra tế bào ung thư. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào chứng minh giả thuyết ấy.

Trong phần lớn trường hợp nhiễm ALCL, phụ nữ có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật. Song một số người có thể cần áp dụng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị.

Cập nhật: 24/03/2017 Theo phununews
  • 34
  • 5.143