Phát hiện hóa thạch loài hoa mới có niên đại 100 triệu năm

  •  
  • 487

Các nhà nghiên cứu của Đại học Oregon, Mỹ, vừa tuyên bố xác định được một chi và loài hoa mới từ giữa kỷ Phấn trắng, bị đóng băng trong thời gian bởi hổ phách ở Myanmar.

"Bông hoa này là một phần của khu rừng đã tồn tại 100 triệu năm trước", George Poinar Jr., giáo sư danh dự tại Đại học Khoa học OSU, cho biết.

Bông hoa rất nhỏ, chiều ngang khoảng 2mm.
Bông hoa rất nhỏ, chiều ngang khoảng 2mm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bông hoa rất nhỏ, chiều ngang khoảng 2mm, nhưng nó có khoảng 50 nhị hoa sắp xếp như hình xoắn ốc, với các bao phấn hướng lên trời. Nhị hoa bao gồm một bao phấn và một sợi tơ, cuống nối bao phấn với hoa.

Poinar thông tin: "Mặc dù nhỏ như vậy nhưng độ chi tiết vẫn còn lại rất đáng kinh ngạc. Mẫu vật của chúng tôi có thể là một phần của cụm trên cây có nhiều hoa giống nhau".

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đặt tên cho loài hoa mới là Valviloculus pleristaminis. Bông hoa được bọc trong hổ phách trên siêu lục địa cổ Gondwana.

Bông hoa được bọc trong hổ phách trên siêu lục địa cổ Gondwana.
Bông hoa được bọc trong hổ phách trên siêu lục địa cổ Gondwana.

Trước đó, nhiều loài hoa hạt kín đã được phát hiện trong hổ phách Miến Điện, phần lớn trong số đó đã được mô tả bởi Poinar và một đồng nghiệp tại bang Oregon, Kenton Chambers, những người cũng hợp tác trong nghiên cứu này.

Poinar cho biết thêm rằng, vì thực vật hạt kín chỉ phát triển và đa dạng khoảng 100 triệu năm trước, nên khối Tây Miến Điện không thể tách khỏi Gondwana trước đó, muộn hơn nhiều so với niên đại mà các nhà địa chất đã đề xuất.

Cập nhật: 26/12/2020 Theo Dân Trí
  • 487