10 lý do tại sao kháng kháng sinh đáng sợ ngay từ bây giờ

  •   4,45
  • 4.753

Ngày hôm nay, chúng ta đã nói rất nhiều về kháng kháng sinh, khi các loại thuốc đang mất dần hiệu lực trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Cá biệt, những trường hợp siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc đã được phát hiện tại Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ.

Vậy mà không ít người còn coi đó là chuyện của tương lai, tệ hơn nữa là thờ ơ, đứng ngoài những nỗ lực hành động. Bạn có thể nói rằng: "Tôi vẫn uống kháng sinh và khỏi viêm họng", mà đâu biết rằng chính liều kháng sinh đó đã khiến vi khuẩn trong đường ruột mang gene kháng thuốc.

Cho nên, đừng đứng ngoài cuộc chiến. 10 lý do dưới đây sẽ cho bạn biết kháng kháng sinh đáng sợ như thế nào và đã đến lúc phải hành động:

1. Không có kháng sinh, y tế sẽ trở về những năm 1930

Nếu không có kháng sinh thì một nhiễm trùng bình thường cũng có thể khiến bạn mất mạng.
Nếu không có kháng sinh thì một nhiễm trùng bình thường cũng có thể khiến bạn mất mạng.

Nếu kháng sinh mất tác dụng, đồng nghĩa với việc chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1930. Khi đó, ngay cả một nhiễm trùng hết sức bình thường cũng có thể gây tử vong. Bạn có muốn phải lo lắng về vết đứt tay đang đe dọa mạng sống? Và viêm phổi trở lại là một kẻ giết người hàng loạt. Hãy nhìn vào tấm ảnh phía trên và bạn sẽ biết mình có trách nhiệm trong cuộc chiến.

2. Chúng ta có thể sẽ không phát triển được loại thuốc mới

Chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian dài nữa mới có được loại thuốc kháng sinh mới.
Chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian dài nữa mới có được loại thuốc kháng sinh mới.

Đã hơn 30 năm kể từ khi lớp thuốc kháng sinh cuối cùng của chúng ta được phát triển. Những chi phí đắt đỏ đang khiến không một công ty dược phẩm nào muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Trung bình, để đưa một loại kháng sinh mới ra thị trường phải mất đến 2,5 tỷ USD.

Trong khi đó, mỗi đơn thuốc kháng sinh chỉ có giá khoảng 20-200 USD. Các công ty dược phẩm đang muốn tạo nhiều lợi nhuận từ thị trường thuốc ung thư và bệnh mãn tính. Ở đó mỗi đơn thuốc trị giá lên đến 20.000 USD hay người bệnh tiểu đường sẽ phải sử dụng thuốc suốt đời.

Mặc dù các chính phủ đang nỗ lực với các khoản đầu tư và biện pháp hỗ trợ, chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian dài nữa mới có được loại thuốc kháng sinh mới, hoặc thậm chí cũng có thể là không bao giờ.

3. Phòng phẫu thuật sẽ được xây ở "rìa địa ngục"

Nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp sẽ cực kì khó khăn.
Nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp sẽ cực kì khó khăn.

Phẫu thuật bản chất là một thủ tục y tế giúp cứu sống bệnh nhân. Nhưng những hoạt động phẫu thuật phức tạp kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cao, ví dụ phẫu thuật tim hoặc thay thế khớp chẳng hạn.

Do vậy, nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp gần như đang được thực hiện trên "rìa địa ngục". Một bệnh nhân phẫu thuật khớp để có được sự thoải mái hơn trong vận động, lại phải đặt lên phía bên kia bàn cân là cả mạng sống của mình.

4. Chúng ta đã ở trong tình trạng báo động

Cơn ác mộng về kháng kháng sinh đã thực sự bắt đầu.
Cơn ác mộng về kháng kháng sinh đã thực sự bắt đầu.

Ngày hôm nay, chúng ta nói rất nhiều về kháng kháng sinh, về những viễn cảnh nó gây ra và một tương lai đáng sợ. Bạn có biết, cơn ác mộng đã thực sự bắt đầu rồi? Hàng năm, kháng kháng sinh không còn là viễn cảnh với 25.000 người chết ở châu Âu và 23.000 người khác ở Mỹ vì nhiễm trùng kháng thuốc. Đối với họ, và cả một xác suất trên chính bạn, đó là sự kết thúc cuộc sống chứ không phải chuyện của tương lai xa vời.

5. Hóa trị cần kháng sinh, bệnh nhân ung thư sẽ chết

Kháng sinh mất tác dụng đồng nghĩa với bệnh nhân ung thư ngày càng trong tình trạng nguy hiểm.
Kháng sinh mất tác dụng đồng nghĩa với bệnh nhân ung thư ngày càng trong tình trạng nguy hiểm.

Mặc dù chúng ta sử dụng tương đối tốt hóa trị để chống lại ung thư, nó sẽ khiến các tế bào bạch cầu của người bệnh bị phá hủy. Không có bạch cầu, hệ miễn dịch mất đi vũ khí của mình để chống lại sự nhiễm trùng. Khi đó, kháng sinh mất tác dụng đồng nghĩa với bệnh nhân ung thư ngày càng trong tình trạng nguy hiểm.

6. Bác sĩ bó tay trước công cụ kì diệu của y học: cấy ghép

Chúng ta luôn cần đến kháng sinh để giúp người bệnh sống sót sau cấy ghép.
Chúng ta luôn cần đến kháng sinh để giúp người bệnh sống sót sau cấy ghép.

Cấy ghép nội tạng là điều kỳ diệu của y học hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta luôn cần đến kháng sinh để giúp người bệnh sống sót sau cấy ghép. Thuốc kháng sinh đóng 2 vai trò. Thứ nhất, bản thân phẫu thuật cấy ghép có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thứ hai, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc chống đào thải để làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi đó, họ cần kháng sinh để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường.

Nếu chúng ta đánh mất khả năng kì diệu của kháng sinh, cấy ghép gần như là không thể được thực hiện. Những rủi ro là quá lớn.

7. Kháng kháng sinh là vấn đề của chính bạn

Kháng kháng sinh đang là vấn nạn toàn cầu.
Kháng kháng sinh đang là vấn nạn toàn cầu.

Chúng ta hay nói về siêu vi khuẩn và kháng thuốc là những "vấn đề toàn cầu". Vì vậy, nhiều người đang lầm tưởng rằng đó là một vấn đề mà chỉ các cơ quan, tổ chức hay các chính trị gia phải quan tâm.

Đừng hiểu lầm, kháng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân bạn. Hãy nhớ lại xem, bạn đã từng phải dùng đến hai loại kháng sinh trong đơn thuốc hay điều trị bệnh đến hai đợt? Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, ví dụ trong bệnh cảm cúm, sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột của bạn mang gene kháng thuốc. Khi chúng có điều kiện thuận lợi để phát bệnh, bạn sẽ biết thế nào là hậu quả.

8. Đôi khi chúng ta cần kháng sinh ngay lập tức

Nếu kháng sinh mất tác dụng, những người nhiễm trùng máu sẽ khó có cơ hội sống sót.
Nếu kháng sinh mất tác dụng, những người nhiễm trùng máu sẽ khó có cơ hội sống sót.

Bạn đã từng nghe đến nhiễm trùng máu bao giờ chưa? Đó là một tình trạng phổ biến đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Mỗi năm ở Anh có hơn 100.000 người phải nhập viện với nhiễm trùng máu. Ngay cả khi có kháng sinh, 37.000 người đã chết.

Nhiễm trùng máu chỉ có thể được xử lý với kháng sinh và trong một thời gian "đếm ngược" nhất định. Có lẽ sẽ không phải nói về những gì có thể xảy ra với những bệnh nhân nhiễm trùng máu, nếu kháng sinh mất hoàn toàn tác dụng.

9. Bệnh đường sinh dục, bạn có lo lắng không?

 Ngày nay, vi khuẩn gây bệnh lậu đang kháng kháng sinh rất mạnh.
Ngày nay, vi khuẩn gây bệnh lậu đang kháng kháng sinh rất mạnh.

Không ai muốn có một ngày thức dậy với bộ phận sinh dục bị chảy mủ, đặc biệt khi thuốc kháng sinh dần mất đi tác dụng. Ngày nay, vi khuẩn gây bệnh lậu đang kháng kháng sinh rất mạnh. Một số người gọi chúng là "siêu vi khuẩn đường tình dục" mà có thể khiến âm đạo hoặc dương vật chảy mủ và đau khi đi tiểu.

Không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng cứ thử tưởng tượng một ngày chúng ta không còn kháng sinh, các bác sĩ còn biết làm gì nữa, căn bệnh này gây ra bởi vi khuẩn.

10. Chúng ta sẽ mất 100 nghìn tỷ USD

Không thể có một tương lai tươi sáng nếu kháng kháng sinh tiếp tục xảy ra.
Không thể có một tương lai tươi sáng nếu kháng kháng sinh tiếp tục xảy ra.

Chúng ta đang mất rất nhiều tiền vì hậu quả của vi khuẩn kháng thuốc. Năm 2009, Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu cho biết mỗi năm Liên minh Châu Âu tốn khoảng 1.7 tỷ USD cho chi phí chăm sóc sức khỏe và mất khả năng lao động của bệnh nhân kháng kháng sinh.

Nếu không hành động ngay từ bây giờ, chúng ta có thể sẽ ném tất cả 100 ngày tỷ USD ra cửa số vào năm 2050. Đó là thứ mà những con siêu vi khuẩn bé nhỏ có thể gây ra cho nhân loại.

Cuối cùng, rõ ràng rằng không thể có một tương lai tươi sáng nếu kháng kháng sinh tiếp tục xảy ra. Trong khi các tổ chức và chính phủ đang làm việc tích cực để ngăn chặn điều đó, mỗi người chúng ta cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của mình. Hãy trang bị kiến thức và đừng đứng ngoài cuộc chiến chung của nhân loại với kháng kháng sinh.

Cập nhật: 24/09/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,45
  • 4.753