10 nguyên nhân phổ biến gây tụt huyết áp

  •   3,413
  • 106.774

Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg. Hiện nay, huyết áp thấp là hiện tượng rất phổ biến trên thế giới nhưng đa số chúng ta ít để ý và thường bỏ qua.

Việc tụt huyết áp thường xuyên có thể gây cản trở oxy, các chất dinh dưỡng lưu thông lên não, gây nhiều rủi ro cho sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp, nhưng dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta nên biết và khắc phục trước khi quá muộn.

Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp

Nguyên nhân gây tụt huyết áp

1. Tụt huyết áp do Mất nước

Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đối mặt hàng ngày. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng tụt huyết áp với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

2. Tụt huyết áp do Mất máu

Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể làm giảm huyết áp. Các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm tai nạn, phẫu thuật hay nhiều nguyên nhân khác.

Đo huyết áp

3. Viêm nội tạng

Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm xung quanh nội tạng và các khu vực lân cận rồi rút máu, làm mạch máu thiếu hụt một lượng lớn máu gây hạ huyết áp.

4. Cơ tim yếu

Nếu bạn bị yếu cơ tim, bạn rất dễ bị hạ huyết áp. Cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp trở ngại trong việc bơm máu, làm giảm lượng máu được bơm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần hay một số cơ tim bị nhiễm trùng do virus.

5. Nghẽn tim

Tình trạng này có thể xảy ra do nhồi máu cơ tim hay chứng xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt giúp dẫn truyền dòng điện trong tim bị tổn hại, gây cản trở một vài hay tất cả các tín hiệu điện đi đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, ảnh hưởng đến huyết áp.

6. Nhịp tim nhanh bất thường

Nhịp tim nhanh cũng có thể gây tụt huyết áp. Khi tim đập không đều hoặc quá nhanh, các tâm thất của tim do đó cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không bình thường. Chính vì điều này, tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa trước khi co bóp, vì vậy lượng máu trong mạch bị giảm, cho dù nhịp tim đập nhanh.

7. Mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Dù đây là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ nhưng tốt hơn là chị em nên kiểm soát càng chặt càng tốt nhằm phòng tránh các biến chứng.

8. Nhiễm trùng nặng

Theo đó, vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng như phổi hay bụng thâm nhập vào dòng máu, sau đó sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến huyết áp bị hạ.

9. Thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh tật hiệu quảChế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, đặc biệt đối với căn bệnh huyết áp thấp.

Tất cả mọi người đều cần bổ sung dinh dưỡng để sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Việc thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.

10. Các vấn đề nội tiết

Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh ở tuyến cận giáp, tuyến thượng thận suy yếu, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tụt huyết áp. Theo các chuyên gia, sở dĩ chứng hạ huyết áp xảy ra khi mắc các vấn đề về nội tiết là vì một số biến chứng xuất hiện trong quá trình sản xuất hormone tuyến nội tiết.

Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng huyết áp thấp, tụt huyết áp diễn ra thường xuyên sẽ khiến hệ thần kinh dần suy giảm chức năng. Từ đó, cơ thể không kịp điều chỉnh lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Không kiểm soát được tình trạng tụt huyết áp này lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh như nhồi máu cơ tim, co thắt ngực, suy thận thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong nhiều trường hợp tụt huyết áp đột ngột có thể dẫn đến tình trang tai biến mạch máu não (trong đó nhồi máu não chiếm khoảng 30%). Hơn nữa, tụt huyết áp rất nguy hiểm đối với những người đang lái xe hoặc làm việc trên cao.

Các cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp

1. Về tư thế

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp)

2. Thực hiện sơ cứu

Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho…

3. Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp

Khi bị bệnh huyết áp, bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học Harvard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.

4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.

Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.

Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp

Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim,…

Cập nhật: 04/01/2020 Theo Báo Cần Thơ, Health Me Up
  • 3,413
  • 106.774