11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung với người khác

  •  
  • 3.247

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều vật dụng dùng chung là nguyên nhân lây nhiễm bệnh tật, vì vậy tốt hơn hết là nên sử dụng riêng những đồ vật dưới đây.

Bấm móng tay
1. Cắt móng tay
. Luôn có một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật nấm trên ngón và móng tay của con người mà chúng ta không thể nhìn thấy. Do đó, cắt móng tay có thể trở thành trung gian lây nhiễm bệnh. Việc sử dụng chung vật dụng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm và vi rút HPV (papillomavirus ở người). (Ảnh: BrightSide)

Hoa tai
2. Hoa tai.
Trong tai chứa rất nhiều mạch máu, đó là lý do tại sao chúng ta dễ bị nhiễm các bệnh truyền qua đường máu chỉ bằng cách đeo hoa tai của người khác. Khi bạn muốn dùng chung hoa tai, hãy lau chúng bằng cồn trước và sau khi sử dụng. (Ảnh: BrightSide)

Son dưỡng môi
3. Son dưỡng môi
. Dưới bề mặt của môi cũng có các mạch máu, nên vi khuẩn hoặc virus dễ dàng xâm nhập cơ thể qua bộ phận này. Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng. (Ảnh: BrightSide)

Nhíp
4. Nhíp.
Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ lông ngoài da thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sơ ý để chảy máu, công cụ này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng không lường trước được. Trong trường hợp như vậy, nhíp có thể là vật mang mầm bệnh viêm gan C và HIV. Nếu không có lựa chọn nào khác khi bắt buộc phải dùng chung nhíp, hãy rửa kĩ bằng cồn. (Ảnh: BrightSide)

Lăn khử mùi
5. Lăn khử mùi.
Lăn khử mùi có thể gây ra lây nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ sau khi cạo. Sản phẩm này thường chỉ dùng mùi thơm để khử mùi cơ thể chứ không ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Do đó, hãy chọn lăn khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên dùng chung, ngay cả trong gia đình. (Ảnh: BrightSide)

Xà phòng
6. Bánh xà phòng.
Vi sinh vật luôn bao phủ quanh một bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng, không chỉ các vi khuẩn vô hại mà cả các virus nguy hiểm. Đặc biệt, khi xà phòng nằm trong đĩa xà phòng ướt, độ ẩm sẽ tạo một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, hãy sử dụng xà phòng dạng lỏng. (Ảnh: BrightSide)

Lược
7. Lược.
Đừng bao giờ sử dụng chung lược với bất kỳ ai vì việc này làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bắt buộc phải dùng chung lược, hãy làm sạch bằng chất khử trùng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên dùng chung vật dụng này. (Ảnh: BrightSide)

Khăn tắm
8. Khăn
. Khăn là môi trường sinh sản của vi trùng, đặc biệt khi được treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn có mùi mốc, đích thị nó đã nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Những chiếc khăn như vậy có thể lây nhiễm cho người khác nếu dùng chung, gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn. (Ảnh: BrightSide)

Bông tắm
9. Bông tắm.
Một chiếc bông tắm thường không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, đây là môi trường phát triển tuyệt vời cho các vi khuẩn. Hãy làm khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng, để nơi khô thoáng và tuyệt đối không dùng chung với người khác. (Ảnh: BrightSide)

Cọ trang điểm
10. Cọ trang điểm.
Nên tránh dùng chung các sản phẩm trang điểm và tuyệt đối không để tiếp xúc với nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Các sản phẩm được khuyến cáo không nên dùng chung là bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt. Ngoài ra, không nên cho bất cứ ai dùng chung cọ trang điểm với bạn và tuyệt đối không bao giờ sử dụng sản phẩm mẫu trong cửa hàng mĩ phẩm. (Ảnh: BrightSide)

Tai nghe
11. Tai nghe.
Dùng chung tai nghe có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nguy cơ tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập luyện thể lực: nhiệt và độ ẩm góp phần đẩy nhanh quá trình sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, nếu dùng chung tai nghe, các vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus có nguy cơ xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Trong trường hợp dùng chung, hãy lau sạch bằng cồn. (Ảnh: BrightSide)

Cập nhật: 04/01/2019 Theo VTC
  • 3.247