18 kinh nghiệm giúp sống sót trong các tình huống nguy hiểm, số 7 thật không ngờ

  •   3,510
  • 20.359

Kỹ năng sống sót khi bị lạc trong rừng hay ở các trường hợp nguy hiểm rất quan trọng. Bạn có biết nếu bị bắt lửa thì cần phải nằm xuống và lăn tròn người? Nhưng cuộc sống cũng còn nhiều tình huống nguy hiểm khác mà chúng ta cần xử lý nhanh.

Các bình luận viên trên diễn đàn Quora đã đưa ra những kinh nghiệm tốt nhất trong các tình huống nguy hiểm. Theo Business Insider, các kinh nghiệm này rất dễ nhớ và có thể hữu ích với bạn.

1. Trí não của bạn không thể xử lý "đa nhiệm", khi bạn vừa đi vừa sử dụng điện thoại cùng lúc. Vì vậy hãy chú ý.

Sử dụng điện thoại

Chuyên gia tư vấn an toàn Murali Krishnan giải thích rằng, hai việc đi đường và dùng điện thoại đều cần rất nhiều khả năng nhận biết của bộ não. Vì vậy, bạn không thể hoàn toàn tập trung vào cả hai việc cùng một lúc. Việc này khác với khi bạn vừa đi vừa nhai kẹo cao su.

Khi vừa đi vừa xem điện thoại sẽ khiến bạn bị mất khả năng chú ý. Lúc đó bạn có thể thấy một chiếc ô tô tiến đến nhưng không có khả năng xử lý vì bộ não đang phân tán.

2. Loại bỏ điểm mù khi lái xe hơi bằng cách chỉnh lại gương chiếu hậu

Loại bỏ điểm mù khi lái xe hơi bằng cách chỉnh lại gương chiếu hậu

Anh Kristen Rush nói, tất cả các loại xe đều có điểm mù (là điểm không nhìn thấy trong gương chiếu hậu). Bạn nên chỉnh lại gương chiếu hậu để nhìn thấy được hai bên sườn của xe ô tô. Như vậy sẽ loại bỏ hiệu quả các điểm mù bên cạnh xe.

Gương chiếu hậu cần có thể thấy được mọi chiếc xe ở đằng sau bạn. Vì vậy chỉ cần vài phút để điều chỉnh lại gương sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn.

3. Hơi nóng truyền qua nước nhanh hơn không khí. Vì vậy hãy giữ ấm bằng cách giữ khô, tránh ướt

 Hơi nóng truyền qua nước nhanh hơn không khí. Vì vậy hãy giữ ấm bằng cách giữ khô, tránh ướt

Có mối liên hệ giữa bị ướt và bị lạnh. Vì vậy để đảm bảo nhiệt độ cơ thể bạn không giảm quá nhanh trong thời tiết lạnh, hãy mặc các bộ quần áo bằng vải len thay vì vải cotton. Áo len sẽ hấp thu hơi ẩm để người bạn không bị tiếp xúc với hơi nước. Và tất nhiên, tốt nhất là nên giữ khô ráo.

4. Không được ăn tuyết để thay cho nước uống, trừ khi bạn bắt buộc phải làm

Không được ăn tuyết để thay cho nước uống, trừ khi bạn bắt buộc phải làm

Cơ thể chúng ta cần nhiều năng lượng để chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác.

Vì vậy bạn không nên ăn tuyết để thay cho nước uống. Nếu ăn tuyết, bạn có thể được một chút nước nhưng nhiệt độ cơ thể sẽ bị giảm đi nhiều.

5. Nếu máy bay hạ cánh trên mặt nước, bạn cần phải làm căng áo phao sau khi rời khỏi máy bay

Nếu máy bay hạ cánh trên mặt nước, bạn cần phải làm căng áo phao sau khi rời khỏi máy bay

Anh Alvin Yip cảnh báo mọi người không được thổi phồng áo cứu nạn ngay khi máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống mặt nước. Nước có thể tràn vào cabin khiến bạn di chuyển khó khăn hơn nếu nổi bồng bềnh.

Vì vậy bạn hãy bơi ra cửa thoát hiểm, sau đó thổi phồng áo phao để tiếp tục nổi lên.

6. Tự chữa khi bị hóc dị vật

Tự chữa khi bị hóc dị vật

Khi bị hóc hoặc bị nghẹn trong cổ họng, bạn có thể tự xử lý bằng cách sau:

  • Nắm một tay đặt dưới xương sườn, ngay trên rốn. Tay kia đặt ở trên tay đang nắm để có lực đẩy mạnh hơn.
  • Ấn tay từ vào trong và lên trên như hình vài lần, cho đến khi dị vật bật khỏi họng bạn.

7. Đánh gậy vào người đang bị điện giật

 Đánh gậy vào người đang bị điện giật

Khi bị điện giật, các cơ bắp bị co rút lại khiến cho người đó không thoát khỏi đường điện. Cách tốt nhất là ngắt nguồn điện.

Nhưng nếu không thể thì bạn cần ngắt người đó khỏi đường điện, mà không chạm vào họ. Cách đơn giản nhất là kiếm một vật dài, như cây gậy, và đánh mạnh vào người đó để kéo ra.

8. Giới hạn của con người tuân theo nguyên tắc 3 điều

 Giới hạn của con người tuân theo nguyên tắc 3 điều

Trong hoàn cảnh nguy hiểm, bạn có thể nhớ nguyên tắc 3 điều sau về sức chịu đựng của cơ thể người.

Con người nói chung có thể chịu đượng 3 phút không thở, 3 giờ ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, 3 ngày không uống nước, và 3 tuần không ăn.

9. Nếu đun nấu bị chạy, bạn nên tắt bếp và phủ chăn lên bếp

Nếu đun nấu bị chạy, bạn nên tắt bếp và phủ chăn lên bếp

Nếu bạn dùng nước để đổ lên bếp cháy, có thể nước làm lửa bùng lên cao. Cách đơn giản là tắt bếp và không cho ngọn lửa có không khí bằng cách phủ chăn hoặc tấm vải lên trên.

10. Khi bị một vật nhọn đâm vào người, bạn không nên rút nó ra

Khi bị một vật nhọn đâm vào người, bạn không nên rút nó ra

Nếu rút ra thì bạn có nguy cơ chảy máu không dừng. Vì vậy nên để nguyên và ngăn không cho máu chảy cho đến khi bạn tìm được bác sỹ.

11. Hầu hết tai nạn máy bay xảy ra sau khi cất cánh 3 phút hoặc trước khi hạ cánh 8 phút

Hầu hết tai nạn máy bay xảy ra sau khi cất cánh 3 phút hoặc trước khi hạ cánh 8 phút

Cơ quan an toàn bay thường nhắc nhở về nguyên tắc "sau 3 trước 8" này, và khuyên mọi người chú ý cẩn thận vào lúc sau khi cất cánh và trước khi hạ cánh. 80% các vụ tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian này.

Vì vậy lúc đó bạn nên cảnh giác và chú ý đường thoát hiểm, thay vì nghe nhạc hoặc xem phim.

12. Hầu hết các vụ thiệt mạng khi cháy nhà là do ngạt khói, chứ không phải do cháy

Hầu hết các vụ thiệt mạng khi cháy nhà là do ngạt khói, chứ không phải do cháy

Vì vậy trong hoàn cảnh cháy nhà, bạn cần hạ thấp người và dùng khăn tẩm nước bịt mũi để tránh hít phải khói ngạt.

13. Nếu bạn bị thương ở chỗ công cộng, hãy chọn ra 1 người và nhờ hỗ trợ

Nếu bạn bị thương ở chỗ công cộng, hãy chọn ra 1 người và nhờ hỗ trợ

Các phân tích tâm lý cho thấy một đám đông hóa ra lại khó giúp người bị nạn vì ai cũng nghĩ rằng người khác sẽ làm. Nếu bạn bị thương và vẫn còn sức để yêu cầu giúp đỡ thì hãy chọn 1 người trong đám đông và nhờ người đó giúp.

14. Đèn pin sáng là vũ khí chống kẻ tấn công

Đèn pin sáng là vũ khí chống kẻ tấn công

Thay vì dùng vũ khí thì một chiếc đèn pin công suất mạnh có thể giúp bạn thoát khỏi kẻ tấn công.

Nếu có kẻ xông đến gần bạn, hãy chiếu đèn pin vào mắt kẻ đó, sẽ giúp bạn thoát khỏi tình huống nguy hiểm trong chớp mắt. Nếu bạn phán đoán sai và hóa ra người đó không tấn công bạn thì chiếu đèn pin cũng không gây hại gì.

15. Nếu bạn bị lạc nơi hoang vắng, hãy cố tìm thấy một hàng rào hoặc một con suối

Nếu bạn bị lạc nơi hoang vắng, hãy cố tìm thấy một hàng rào hoặc một con suối

Thông thường con suối luôn chảy xuống dẫn đến một dòng chảy lớn hoặc một con sông. Còn hàng rào sẽ dẫn đến một con đường hoặc một công trình.

16. Dùng bóng bay để chứa nước

Dùng bóng bay để chứa nước

Trong hoàn cảnh phải dự trữ nước quý hiếm, bạn có thể dùng bóng bay vì chúng có độ co dãn tốt. Ngoài ra bóng bay còn giúp bảo vệ những đồ đạc khác khỏi bị ướt như: diêm, điện thoại, bộ đàm,...

17. Thoát hiểm trước khi hết thời gian

Thoát hiểm trước khi hết thời gian

Khi cơ quan chức năng công bố cảnh báo đến người dân, nhiều người thường chờ đến khi có lệnh sơ tán mới di chuyển. Các nhà tâm lý học gọi đó là "khuynh hướng bình thường hóa", tức là con người có xu hướng nghĩ mọi việc rồi sẽ ổn cho dù có các dấu hiệu nguy hiểm.

Chuyên gia khuyên mọi người phá bỏ "khuynh hướng bình thường hóa" bằng cách đặt ra nhiều hướng thoát hiểm khi ở nơi công cộng, ví dụ như ở rạp chiếu phim, ở nhà hàng. Chuẩn bị trước về mặt tinh thần cho các tình huống xấu giúp bạn trở lên cẩn thận hơn.

18. Dây điện bị rơi thường gây nguy hiểm

 Dây điện bị rơi thường gây nguy hiểm

Do đường dây điện thường có công suất cao nên có khả năng truyền qua đất cát đến các chỗ xung quanh. Vì vậy nếu bạn thấy đường điện rơi trên đường, cần gọi ngay cho cảnh sát. Nếu đường điện ở gần thì bạn nên nhảy qua và tránh đi gần.

Cập nhật: 21/11/2017 Theo Đại Kỷ Nguyên
  • 3,510
  • 20.359