4 bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau hàng trăm năm

  •  
  • 1.907

Trước Cao Quỳ (Hải Phòng), người dân cùng các nhà khoa học tìm thấy ba bãi cọc của trận chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Người dân đào đất đắp đê sông Chanh
Năm 1958, người dân đào đất đắp đê sông Chanh (một phân lưu của sông Bạch Đằng), cánh đồng Yên Giang (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) thì phát hiện có nhiều cọc gỗ.

Sau nhiều lần khai quật từ năm 1958, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm chiếc cọc
Sau nhiều lần khai quật từ năm 1958, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm chiếc cọc chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 đến 2,8 m, đường kính 20-30 cm được cắm thẳng. Khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9 m đến 1,5 m. Phần đầu cọc nhô lên đa phần bị gẫy xước do nước bào mòn mất phần giác gỗ.

Bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh này là một phần của trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
Một số cọc được vớt lên có chiều dài 2,6 m đến 2,8 m, phần gốc được vạt nhọn có chiều dài 0,5 m đến 1 m, phần giác đã bị mục mủn nhưng lõi còn rất chắc, dẻo. Các cuộc nghiên cứu, khai quật đều khẳng định, bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh này là một phần của trận chiến Bạch Đằng năm 1288.

Bãi cọc Yên Giang được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Bãi cọc Yên Giang
được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Sau đó, di tích được khoanh vùng bảo vệ, dựng bia giới thiệu, tôn tạo đường vào tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Đây cũng là địa chỉ để các em học sinh đến tìm hiểu lịch sử, phục vụ việc học tập.

Hiện bãi cọc Yên Giang còn khoảng trên 300 cây nằm trong lòng đất.
Hiện bãi cọc Yên Giang còn khoảng trên 300 cây nằm trong lòng đất. Ở khu di tích, bãi cọc được bơm nước đầy mặt ao để bảo tồn.

Cách đó vài km là bãi cọc Đồng Vạn Muối, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.
Cách đó vài km là bãi cọc Đồng Vạn Muối, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.

Bãi cọc này được người dân phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao năm 2005.
Bãi cọc này được người dân phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao năm 2005. Các cuộc khai quật khảo cổ học sau đó tìm thấy tổng cộng gần 200 cọc. Bãi cọc sau đó được vùi lấp dưới lớp bùn để được bảo quản tốt hơn.

Cũng tại phường Nam Hòa, năm 2009, bãi cọc Đồng Má Ngựa được phát hiện và khảo sát
Cũng tại phường Nam Hòa, năm 2009, bãi cọc Đồng Má Ngựa được phát hiện và khảo sát. Bãi nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc Đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng nam với trên 200 cọc. Bãi dài 70 m, rộng 30 m. Nhiều loại gỗ có đường kính 6-22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành. Hiện bãi cọc nằm sâu dưới lớp bùn, có phạm vi bảo vệ rộng khoảng 40 ha. Các nghiên cứu cho thấy các bãi cọc nói trên tạo nên những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước trong trận chiến chống Nguyên Mông năm 1288. (Ảnh: Lao Động).

Khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện 27 chiếc cọc.
Mới đây, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện 27 chiếc cọc.

Các cọc xuất lộ bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc.
Các cọc xuất lộ bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.

Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288 chống quân Nguyên Mông.
Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288 chống quân Nguyên Mông. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Quân địch buộc phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn khiến tàu bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng.

Cập nhật: 26/12/2019 Theo Zing
  • 1.907