Trong suốt hơn một thế kỷ qua, giới y học luôn tin màng treo - một phần quan trọng của hệ tiêu hóa, có chức năng gắn ruột vào thành bụng - chỉ là cấu trúc với nhiều phần riêng biệt, chứ không phải một cơ quan trong cơ thể.
Nhưng mới đây, giáo sư J Calvin Coffey, một nhà nghiên cứu của Đại học Bệnh viện Limerick tại Ireland, vừa tuyên bố trong một báo cáo trên tạp chí y khoa The Lancet hồi tháng 11 năm ngoái rằng mạc treo là một cơ quan với cấu trúc liên tục. Để đưa ra kết luận này, ông và các cộng sự đã nghiên cứu mạc treo trong 4 năm.
Với phát hiện của Coffey, giới khoa học sẽ phải bổ sung thêm bộ phận mới vào giáo trình giải phẫu y khoa. Vị giáo sư tin kiến thức và những nghiên cứu trong tương lai về mạc treo sẽ góp phần giảm những ca phẫu thuật xâm lấn và giảm nguy cơ biến chứng, trong khi chi phí điều trị lại thấp hơn.
Là một phần của phúc mạc - lớp niêm mạc của khoang bụng - gắn ruột vào thành bụng. Thiên tài Leonardo da Vinci - họa sĩ, kiến trúc sư, bác sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, triết gia, nhà giải phẫu, kỹ sư, nhà tự nhiên, nhà sáng tạo người Italy - là người mô tả mạc treo sớm nhất. Nhưng sau đó giới khoa học chỉ coi nó là phần không quan trọng. Gần 100 năm trước, một số bác sĩ coi mạc treo là cấu trúc phân mảnh riêng biệt và có vai trò quan trọng.
Giới y khoa không nghĩ não cũng có hệ bạch huyết.
Vào năm 2015, Antoinne Louveau và Jonathan Kipnis - 2 nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Virginia tại Mỹ - tuyên bố trên tạp chí Nature rằng họ phát hiện một bộ phận mới trong não người: Hệ bạch huyết thần kinh trung ương. Nhiệm vụ của nó là chuyển bạch huyết từ não sang các mấu bạch huyết xung quanh.
Ở mọi bộ phận cơ thể, khi một tế bào tổn thương, các phân tử và mềm bệnh di chuyển đến những mấu bạch huyết - nơi bạch cầu sẽ diệt chúng. Nhưng giới y khoa không nghĩ não cũng có hệ bạch huyết.
Trước đây giới khoa học không thể phát hiện hệ bạch huyết thần kinh trung ương bởi nó nằm sâu trong các xoang của màng cứng não.
Giáo sư Harminder Dua, một chuyên gia về mắt của Đại học Nottingham tại Anh, phát hiện một màng mỏng nhưng dai ở phía sau giác mạc. Độ dày của nó chỉ khoảng 15 micron (hay 15 phần triệu mét). Dua cho rằng phát hiện mới không chỉ làm thay đổi hiểu biết của các chuyên gia nhãn khoa về cấu tạo của mắt, mà còn giúp các ca phẫu thuật để điều trị tổn thương ở lớp Dua trở nên an toàn hơn.
Trước khi Dua phát hiện lớp màng mang tên ông, giới khoa học chỉ biết 5 lớp màng của mắt. Lớp Dua là màng thứ sáu.
Một số bệnh tác động tới phía sau của giác mạc. Với phát hiện của Dua, giới bác sĩ nhãn khoa trên thế giới đã nghĩ tới vai trò của lớp Dua với sự xuất hiện hoặc biến mất của nước mắt. Chẳng hạn, rất có thể bệnh phù giác mạc phát sinh do nước từ lớp Dua trào ra và tích tụ ở giác mạc.
Chấn thương ở khớp gối - bao gồm nhiều dây chằng, xương, sụn, dịch, gân - là dạng tổn thương rất phức tạp trong y khoa. Nhiều người chấn thương khớp gối không thể phục hồi hoàn toàn sau ca phẫu thuật.
Trong phần lớn trường hợp, khi dây chằng trước đứt, dây chằng trước bên cũng đứt theo. Nhưng bác sĩ chỉ nối dây chằng trước nên khớp gối không thể hoạt động bình thường. Thực trạng ấy khiến nhiều bác sĩ suy đoán khớp gối còn một bộ phận nữa, nhưng họ không thể chứng minh sự tồn tại của nó.
Hồi cuối năm 2013, Steven Claes và Johann Bellemans - 2 bác sĩ của bệnh viện Leuven tại Bỉ - thông báo họ đã tìm ra dây chằng thứ năm trong đầu gối. Tới lúc ấy, những giả thuyết về "bộ phận bí ẩn" của khớp gối đã trở nên sáng tỏ.