9 thực phẩm giúp giảm cholesterol tự nhiên

  •   53
  • 2.574

Lượng cholesterol vừa phải sẽ có lợi cho sự phát triển của tế bào nhưng nếu nạp vào quá nhiều dễ gây xơ vữa động mạch.

Hạt đậu đỗ

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Canadian Medical Association chỉ ra rằng một khẩu phần ăn với 12 thìa đậu (tương đương 180 gram) hàng ngày giảm 5% tỷ lệ cholesterol xấu trong máu. Điều đó giúp bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh tim, tai biến.

Quả bơ

Bơ vừa có thể chế biến thành nhiều món vừa có khả năng làm giảm lượng lớn cholesterol xấu trong máu.
Bơ vừa có thể chế biến thành nhiều món vừa có khả năng làm giảm lượng lớn cholesterol xấu trong máu.

Các nhà nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, đã yêu cầu một nhóm người thừa cân áp dụng 3 chế độ ăn uống: thấp chất béo, vừa phải chất béo và có bơ. Họ phát hiện ra rằng chế độ ăn bơ giảm được lượng cholesterol nhiều nhất. Ngoài ra, bơ còn giúp làn da thêm tươi sáng và mịn màng.

Yến mạch

Đây là một siêu thực phẩm có khả năng giảm lượng cholesterol. Theo nghiên cứu tại Thái Lan, những người có lượng cholesterol cao đã được thử nghiệm bữa ăn với bột yến mạch trong 4 tuần. Kết quả, họ đã giảm được 5% tổng số cholesterol trong máu.

Yến mạch có thể sử dụng làm bữa sáng, trộn chung với salad, hoặc nấu cháo.

Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân giúp tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hạt hạnh nhân giúp tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (Ảnh: perfectinsider.com).

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Đại học dinh dưỡng Mỹ, những người thường xuyên ăn hạnh nhân sẽ giảm 37% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dùng đều đặn hạnh nhân có thể giúp tăng mức cholesterol tốt (HDL), giảm mức cholesterol xấu (LDL) vì có nhiều omega-3, do đó kiểm soát hữu hiệu các mức cholesterol trong máu. Hạnh nhân có chứa nhiều chất béo không bão hòa làm cho hệ tim mạch luôn được bảo vệ tốt.

Trà xanh

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho rằng tiêu thụ trà xanh làm giảm đáng kể giá trị cholesterol xấu (LDL).

Ngoài việc thưởng thức trà xanh nóng hoặc đá, bạn có thể kết hợp nó vào trong bữa ăn. Trà xanh ướp hương gừng tươi, bạc hà hoặc húng quế là một trong những cách thức chế biến đồ uống rất tuyệt vời.

Quả việt quất

Quả việt quất
Lượng anthocyanins trong việt quất có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn chuyển hóa cholesterol.

Lượng anthocyanins hỗ trợ chống oxy hóa trong các loại trái cây màu đậm như việt quất, mâm xôi đen, nho, anh đào... có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn chuyển hóa cholesterol HDL sang LDL gây hại cơ thể.

Táo

Trong công trình của Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2020, 40 người tham gia có mức cholesterol cao đã tiêu thụ 2 quả táo mỗi ngày, kéo dài thói quen trong hai tháng, kết quả là cải thiện mức cholesterol toàn phần và LDL. Theo các tác giả, chất chống oxy hóa và chất xơ trong táo chính là yếu tố tác động tích cực đến chỉ số này. Bạn nên chọn táo chín vì chứa chất xơ thực vật nhiều hơn so với các loại thu hoạch trước thời hạn.

Ngũ cốc nguyên hạt

Dựa trên khảo sát của hơn 5.000 người trên 18 tuổi, các nhà nghiên cứu phát hiện người ăn hạt diêm mạch, gạo lứt và mì ống trong 12 tháng đã tăng mức cholesterol HDL so với người ăn carbs tinh chế.

Loại thực phẩm này nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan - hoạt động như một miếng bọt biển hút cholesterol trôi nổi tự do trong máu rồi đưa ra ngoài cơ thể, nhờ đó giảm lượng chất béo xấu. Các VĐV cũng thường sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp carbs khi chạy đua tốn nhiều năng lượng.

Đậu phụ

Đậu phụ
Đậu phụ có ó ít chất béo bão hòa, giúp giữ lượng cholesterol ở mức lành mạnh.

Lượng protein trong thực vật như đậu phụ, đậu lăng... có ít chất béo bão hòa, giúp giữ lượng cholesterol ở mức lành mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng không phải bỏ thịt hoàn toàn, chỉ cần cố gắng tăng thức ăn từ thực vật trong khẩu phần để cân bằng chế độ dinh dưỡng.

Cập nhật: 25/09/2020 Theo Zing/VNE
  • 53
  • 2.574