Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng bạn nên biết

Những thứ không nên cho vào lò vi sóng
  •  
  • 1.141

Việc chế biến món ăn và dọn dẹp sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, nếu bạn biết tận dụng lò vi sóng đúng cách.

Mẹo hay sử dụng lò vi sóng mà bạn nên biết

Nếu ghét bánh pizza bị ỉu, nhão, bạn hãy cho miếng bánh vào đĩa quay nóng trong lòng vi sóng cùng một cốc nước. Nước sẽ giúp miếng bánh pizza trở nên nóng giòn, tránh bị dai.

E ngại bị chảy nước mắt trong khi thái hành, bạn hãy chọc thủng vài lỗ lên củ hành và bỏ vào lò vi sóng quay 30 giây. Việc này được cho là sẽ giúp giải phóng các khí khiến mắt bạn cay xè và nhỏ lệ.

Nước sẽ giúp miếng bánh pizza trở nên nóng giòn, tránh bị dai.
Nước sẽ giúp miếng bánh pizza trở nên nóng giòn, tránh bị dai.

Có một cách giúp bạn bóc vỏ tỏi rất dễ dàng: cho củ tỏi vào lò vi sóng quay trong 20 giây. Hãy cẩn trọng khi lấy củ tỏi ra, vì lúc này nó rất nóng, nhưng đây cũng là lúc bạn bóc vỏ tỏi được dễ dàng.

Nếu món ăn của bạn được nấu chưa chín đều, hãy đặt nó ra mép ngoài của đĩa quay trong lò vi sóng. Món ăn của bạn lúc này sẽ được xử lý chín đều hơn.

Khi ngại bóc vỏ bắp ngô và dọn dẹp chúng, bạn có thể cắt bỏ vài cm phần cuối bắp ngô, cho nó vào lò vi sóng quay ở nhiệt độ cao khoảng 3 - 5 phút. Chỉ cần lắc nhẹ sau đó là phần ruột bắp ngô đã rơi ra khỏi vỏ. Chỉ một điều lưu ý là, bạn nên cẩn trọng khi thực hiện việc này vì bắp ngô hiện rất nóng.

Với lò vi sóng bị bám bẩn, bạn có thể rửa sạch nó dễ dàng với chanh và nước. Hãy lấy một bát đựng nước, rồi vắt nước chanh vào đó và cho vào lò vi sóng quay 3 phút. Sau đó, hãy để bát nước chanh trong lò thêm khoảng 5 phút trước khi lấy nó ra ngoài và lau sạch bên trong lò.

Những thứ không nên cho vào lò vi sóng

1. Thực phẩm có vỏ, màng

Trứng không thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng.
Trứng, xúc xích, mực tươi và hạt dẻ có vỏ không thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng.

Trong quá trình làm nóng, thực phẩm sẽ sinh ra hơi nước. Tuy nhiên, hơi nước trong thực phẩm có vỏ và màng không có nơi nào để phân tán. Đồng thời, áp suất bên trong tăng lên dễ khiến vỏ và màng bị vỡ, gây nổ. Trong đó, trứng, xúc xích, mực tươi và hạt dẻ có vỏ không thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng.

Nếu buộc phải làm chín chúng bằng lò vi sóng, bạn cần tách vỏ, đánh trứng trong bát sứ hoặc thủy tinh. Bạn cũng cần rạch vài đường trên lớp vỏ bên ngoài hạt dẻ trước khi đun để chừa chỗ cho hơi thoát ra ngoài và tránh nổ.

2. Thực phẩm có hàm lượng nước thấp và hàm lượng chất béo cao

Gia nhiệt vi sóng chủ yếu được thực hiện bằng dao động tần số cao của các phân tử nước. Khi đun nóng thực phẩm có hàm lượng nước thấp và hàm lượng dầu cao, nó sẽ nóng lên do từng bộ phận của thực phẩm thu được nhiệt tức thời, dễ cháy và tạo ra các chất có hại như benzopyrene, amin dị vòng, acrylamide cũng có nguy cơ nổ.

Do đó, không nên cho xiên que, thịt ba chỉ, xúc xích, thịt bò khô, cá nhỏ khô và các loại thực phẩm khô và nhiều chất béo vào lò vi sóng để hâm nóng.

3. Nước

Lò vi sóng không thể dùng để đun sôi nước, đặc biệt là nước tinh khiết. Để giải đáp kỹ hơn, bạn cần hiểu khi đun nước bằng ấm siêu tốc, quá trình đun nước từ dưới lên trên, khi nước bên dưới đạt đến độ sôi sẽ sinh ra nhiều bọt khí liên tục nổi lên mặt nước làm sôi nước.

Nhưng lò vi sóng làm nóng tất cả nước cùng một lúc, không đối lưu mà nhiệt độ tăng cao. Nhưng nhiệt độ nước lên tới 100 độ C cũng không sôi. Khi đó, nước vượt quá 100 độ C mà không sôi được gọi là "nước quá nhiệt", không ổn định, rất dễ gây bỏng.

Ngoài ra, các loại thực phẩm có độ đặc cao như sữa tách lớp, cháo đặc... cũng không thích hợp hâm nóng lâu trong lò vi sóng, dễ bị nổ.

4. Ớt khô

Ớt khô
Trong quá trình hâm nóng, ớt khô rất dễ bắt lửa.

Một là do ớt quá khô, thiếu độ ẩm nên trong quá trình hâm nóng dễ bắt lửa. Thứ hai, chất capsaicin và các chất hóa học khác do ớt khô sinh ra sau khi đun nóng có thể gây kích ứng mắt và hệ hô hấp.

5. Nho

Không chỉ những quả nho đã cắt mà nho nguyên quả cũng sẽ phát ra tia lửa điện khi bị đun nóng trong lò vi sóng.

Hiện tượng này là do nho có thể thu năng lượng khi tiếp xúc với bức xạ vi sóng. Khi năng lượng được giải phóng sẽ hình thành trường điện từ mạnh nhất, đồng thời tương tác bên trong trái nho. Năng lượng của trường điện từ này đủ mạnh để làm ion hóa không khí và tạo ra tia lửa điện. Đó là lý do tại sao khi dùng lò vi sóng làm nóng quả nho sẽ tạo ra tia lửa điện và thậm chí phát nổ.

Nhưng lê, táo, chuối và các loại trái cây khác có thể được cắt thành miếng nhỏ và hâm nóng trong lò vi sóng trước khi ăn.

Cập nhật: 21/02/2023 Theo Vietnamnet/ngoisao
  • 1.141