8 lý do khiến mắt bị ngứa

  •  
  • 1.469

Ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào mùa thu đông gây cảm giác rất khó chịu.

Khi đôi mắt bị ngứa, những vết cọ xát có thể giải phóng nhiều histamin và làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất để giảm ngứa mắt là tìm ra nguyên nhân và "diệt cỏ tận gốc". Sau đây là 8 nguyên nhân chính gây ngứa mắt và những gì bạn có thể làm để cải thiện tình hình.

Đôi mắt ngứa thường là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng. Triệu chứng này là do cơ thể phản ứng với một số chất gây dị ứng, nó có thể bắt nguồn từ thực phẩm hay môi trường xung quanh. Mọi người cũng có thể bị ngứa mắt chỉ vì tiếp xúc với một con mèo hay chó.

Với các trường hợp trên, bạn có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng có tác dụng xoa dịu các phản ứng dị ứng và giảm ngứa.

Rất nhiều yếu tố gây ngứa mắt trong đó phổ biến nhất là do thời tiết và sự thay đổi nội tiết tố.
Rất nhiều yếu tố gây ngứa mắt trong đó phổ biến nhất là do thời tiết và sự thay đổi nội tiết tố. (Ảnh: Getty Image).

Khô mắt

Đây là tình trạng không có đủ nước để bôi trơn và nuôi dưỡng mắt, thường gặp phải ở người lớn tuổi. Trái ngược với một số nguyên nhân khác gây ngứa mắt, khô mắt là một tình trạng mạn tính phổ biến và cần được điều trị. Căn bệnh này gây nóng, ngứa hoặc đau nhức mắt, mờ tầm nhìn liên tục và chảy nước mắt.

Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo và tránh thuốc nhỏ mắt để giúp mắt được bôi trơn và giảm ngứa.

Mắt hồng

Nếu ngứa mắt kết hợp với màu hồng hoặc màu đỏ, chảy nước mắt, hoặc bất cứ triệu chứng đau mắt đỏ nào khác, bạn cần tìm đến bác sĩ nhãn khoa. Bạn có thể cần một liều thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng mắt màu hồng.

Viêm mí

Từ ngữ chuyên ngành nhãn khoa là viêm bờ mi. Căn bệnh này gây ra tình trạng ngứa, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây mờ mắt, viêm mô mắt (đặc biệt là giác mạc), hoặc rụng hết lông mi.

Mỏi mắt vì sử dụng các thiết bị điện tử

Hiện nay, con người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật số. Tất cả thời gian phải tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính làm cho mắt căng thẳng và cảm thấy ngứa.

Mắt căng thẳng cũng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Để giảm căng thẳng cho mắt, bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20: Nhìn vào vật gì đó cách khoảng 20 feet (tương đương hơn 6 mét) trong 20 giây sau 20 phút sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Mắt căng thẳng cũng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung.
Mắt căng thẳng cũng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung.

Vướng vật thể trong mắt

Một hạt cát, bụi hay bất cứ vật thể nhỏ nào khác bay vào mắt của bạn đều có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, bạn không nên đưa tay lên gãi để đẩy nó ra ngoài. Điều đó có thể dẫn đến mài mòn giác mạc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bạn nên dùng nước hoặc nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt nhằm bôi trơn nhãn cầu, đẩy vật thể ra ngoài. Khi mắt vẫn còn ngứa hoặc đau, bạn hãy tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Kính áp tròng

Nếu đeo kính áp tròng hàng ngày, bạn có thể bị ngứa mắt, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng. Điều đó khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ và ngứa. Lưu ý, bạn nên vệ sinh kính áp tròng đúng quy định, đối với người có tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh như hen, eczema hay viêm mũi cần thận trong khi sử dụng loại kính này.

Cập nhật: 08/11/2016 Theo Zing
  • 1.469