Anh em nhà Wright đã thay đổi thế giới như thế nào?

  •   4,19
  • 12.420
Tác giả: Heather Whipps
Đó là một sự kiện chỉ kéo dài có 12 giây và chỉ xuất hiện trên 4 tờ báo vào buổi sáng hôm sau. Chiếc máy bay tiên phong với quãng đường bay là 120 fit qua Kitty Hawk, Bắc Carolina, có thể lúc đó đã cất cánh không mấy phô trương vào năm 1903 nhưng chẳng máy chốc nó đã mang lại những ứng dụng khổng lồ bao trùm trên toàn thế giới.

Hai anh em Orville và Wilbur Wright mặc dù không phát minh ra máy bay nhưng họ đã trở thành hệ thống internet của thời đại lúc đó với phát minh ra chiếc tàu bay chưa từng có với điều khiển và động cơ, nặng hơn không khí, có người lái cũng như mang các sáng kiến lại gần nhau. Chỉ trong vài thập kỉ sau đó, nền tảng khoa học và kỹ thuật của họ đã trở thành công cụ trong chiến tranh, mang thế giới lên bản đồ và đưa con người lên mặt trăng.

Wilbur là một người đầy nhiệt huyết chứ không phải một kẻ lập dị

Ngành khoa học hàng không ra đời không phải trong phòng thí nghiệm của một trường đại học danh tiếng mà là căn phòng phía sau một cửa hàng bán xe đạp tại Dayton, Ohio.

Niềm đam mê với ngành hàng không thực sự bùng nổ vào thế kỉ 19, khi mà kĩ thuật cuối cùng cũng đã bắt kịp với niềm đam mê suốt nhiều thế kỉ đối với những chuyến bay của con người. Một vài nhà khoa học đã thử nghiệm những chiếc tàu lượn vào những năm 1800, hoàn thiện các số liệu về quá trình chạy và kéo, nhưng không chiếc tàu lượn nào hoạt động nhờ máy móc mà đều do sức gió giúp nâng nó lên. Một chiếc tàu lượn chạy bằng hơi nước do Henri Giffard đã cất cánh thành công vào năm 1852, đánh dấu giai đoạn mà nhiều người hiện nay gọi là sự ra đời của những chiếc máy bay vận hành bằng máy móc.

Năm 1899, Wilbur viết một bức thư cho Viện Smithsonian đề nghị được cung cấp các bản sao của tất cả các nghiên cứu tiến hành trong quá khứ.

Dưới đây là một đoạn trích trong bức thư nói trên và được tạm dịch như sau:
“Kính gửi quý ngài,
Tôi là một con người đầy nhiệt huyết nhưng không hề là một người lập dị. Tôi có một số giả thuyết nhằm thiết kế một cỗ máy biết bay hợp lý. Tôi muốn tận dụng tất cả những gì đã được biết tới, lúc đó nếu có thể tôi sẽ góp được một phần công sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ các kỹ sư trong tương lai đạt được thành công cuối cùng”.

Với nguồn kinh phí từ doanh thu của cửa hàng bán xe đạp, Wilbur (người lên kế hoạch) và Orville (kỹ sư) đã bắt tay vào chế tạo cỗ máy biết bay. Hai anh em khởi đầu với công việc làm những chiếc diều dựa trên cơ chế bay của loài chim mà họ đã quan sát, rồi sau đó cải thiện thành tàu lượn có người lái.

4 năm sau lá thư khiêm tốn của Wilbur được gửi đi, anh em nhà Wright đã sẵn sàng thử nghiệm chiếc máy bay chạy bằng động cơ và cánh quạt đầu tiên. 

Vào ngày 17 tháng 12 năm 1903, chiếc Flyer của anh em nhà Wright trở thành chiếc máy bay có động cơ đầu tiên thực hiện chuyến bay được kiểm soát liên tục. (Ảnh: NASA)

Vào ngày 17 tháng 12 năm 1903, Orville trèo vào khoang lái của chiếc máy bay lúc đó được đặt tên “Flyer” rồi cất cánh từ mặt đất tại Kitty Hawk lên bầu trước. Nó bay được khoảng 12 giây trước khi hạ cánh sau một tiếng huỵch ở cách đó 120 fit. Hai anh em đã bay được 4 lượt ngày hôm đó, lần cuối cùng chiếc máy bay chao lượn được 852 fit trong gần một phút, từ đó đưa thể giới đến kỷ nguyên hàng không muôn đời.

Từ Kitty Hawk vào không gian

Khi tin tức về kỳ công tại Kitty Hawk lan truyền khắp nơi, anh em nhà Wright ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Phản ứng trong giới khoa học lúc đó cũng rất mau lẹ với các nhà phát minh cạnh tranh nỗ lực hết mình với các cỗ máy biết bay trên ruộng ngô trên toàn thế giới.

Chính phủ Hoa Kỳ đã khuyến khích hoạt động sản xuất máy bay quy mô lớn đầu tiên, lúc đó ngành này được coi là một vũ khí quyền năng tiềm ẩn cũng như là phương tiên trinh sát tiềm năng. Khi Đai chiến thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, một trận chiến mới đã bùng nổ lần đầu tiên trong suốt một thiên niên kỷ đã qua. Công nghệ hàng không thăng tiến nhanh chóng trong cuộc chiến đồng thời cũng là trụ cột của ngành kinh tế thời chiến tranh.

Cho đến những năm 1930, Hoa Kỳ có 4 đường bay chuyên chở hàng triệu hành khách, chủ yếu là hành khách thuộc tầng lớp trên, đến các địa điểm trên toàn đất nước, Đại Tây Dương, điểm đến tại Thái Bình Dương có mặt vào cuối thập kỷ. Với sự phát triển rực rỡ của ngành dịch vụ hàng không thương mại, thế giới đã mở ra một con đường mới cho phép con người đến thăm thú những nơi mà họ chỉ được biết đến qua sách báo. 

 
Heather Whipps là một tác giả tự do được Đại học McGill tại Montreal, Canada cấp bằng nhân loại học.

Ngành hàng không cũng có tác động lớn đến kết cục của Đại chiến thế giới thứ hai và ngược lại. Máy bay chở lính nhảy dù qua biển Măng Sơ, và cũng chính nó đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên. Cho đến giai đoạn cuối của cuộc chiến, ngành sản xuất máy bay đã giúp đưa Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế hàng đầu sau chiến tranh, đồng thời vẫn giữ vững vị trí của nó cho đến những năm 1970.

Con người vẫn tiếp tục đi lên. Kỷ nguyên máy bay phản lực ra đời vào những năm 1950, rồi đến những bước chân đầu tiên của con người trên mặt trăng, hay chế hoạch về ngành du lịch vũ trụ thương mại chỉ vừa mới được đề xướng của Richard Branson. Tất cả đều có cội nguồn từ cánh đồng Kitty Hawk.

Chưa đầy 100 năm, chiếc máy bay còn yếu ớt của anh em nhà Wright đã trở mình biến thân thành một phương tiện khám phá không gian vô tận.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 4,19
  • 12.420