Các cảm biến đặc biệt giúp NASA có thể thu được âm thanh đặc trưng phát ra từ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Những vệ tinh được con người đưa vào vũ trụ trong hàng chục năm qua được trang bị các cảm biến đặc biệt để có thể "nghe" những thứ như sóng vô tuyến, sóng plasma trong không gian liên hành tinh. Nhờ công nghệ này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có thể thu được những tiếng động khác thường phát ra từ nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời, theo PCMag.
Vệ tinh trang bị cảm biến đặc biệt có thể thu được những âm thanh lạ trong vũ trụ. (Ảnh:PCMag).
Mặt Trời phát ra một luồng năng lượng ổn định gọi là "gió mặt trời", nó có thể bị đẩy lùi bởi một lực từ trường đủ mạnh. Khi gió mặt trời va phải từ trường bao bọc quanh sao Mộc, nó bị lệch hướng và toàn bộ năng lượng chuyển động bị chuyển thành nhiệt năng.
Khu vực có nguồn năng lượng này được gọi là "bow shock" – tương tự vùng phát ra sóng xung kích khi máy bay phản lực phá vỡ bức tường âm thanh. Tiếng động kỳ lạ tại vùng "bow shock" của sao Mộc được tàu thăm dò Voyager ghi lại khi băng qua khu vực này năm 2001.
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại bằng chứng về sét đánh sâu trong khí quyển sao Thổ khi tàu Voyager bay qua. Những vết rạn nứt tĩnh điện trong sóng vô tuyến được ghi lại bởi tàu Cassini năm 2006 cho thấy môi trường hỗn loạn sâu bên dưới đáy những đám mây của sao Thổ.
Đây không phải là âm thanh ghi theo thời gian thực mà là tổng hợp những sữ liệu của tàu Voyager về sóng plasma trong nhiều tháng từ 2012 đến 2013. Dựa vào dữ liệu này, các nhà khoa học tin rằng Voyager đã thoát ra khỏi vùng đệm heliopause – khu vực mà áp lực từ bên ngoài Hệ Mặt Trời khiến những gì còn sót lại của gió mặt trời phải quay lại. Thực tế, đây là thời điểm mà Voyager đã rời khỏi Hệ Mặt Trời và là vật thể nhân tạo đầu tiên làm được việc như vậy.
Những tiếng huýt gió lạ thường này là kết quả của sóng plasma tương tác với từ trường của Trái Đất, được ghi lại bởi các đầu dò Van Allen của NASA.