7 bí ẩn lịch sử tưởng như vĩnh viễn không thể giải được, cuối cùng đã có đáp án rồi

Lịch sử là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn, bởi lẽ chúng ta không thể kiểm chứng được các sự kiện trong quá khứ bằng việc mắt thấy tai nghe, mà chỉ có thể thông qua dấu vết, tài liệu, và cả suy đoán nữa. 

Dù vậy bằng các tiến bộ công nghệ, con người đã từng bước giải mã được những bí ẩn lịch sử tưởng như sẽ không bao giờ có lời giải. Chẳng hạn như những bí ẩn trong danh sách sau đây.

1. Sự mất tích bí ẩn của nền văn minh Nazca

Nazca là tên một cao nguyên ở Peru, nổi tiếng bởi những bức vẽ khổng lồ kỳ lạ. Có đến 300 bức vẽ ở đây với nhiều họa tiết kỳ lạ khác nhau.

Trước kia, nhiều ý kiến cho rằng người ngoài hành tinh là tác giả của những bức vẽ này. Nhưng sau đó, khoa học xác nhận chúng được vẽ bởi con người, với niên đại rơi vào thời kỳ văn hóa Nazca vào khoảng giữa năm 200 TCN tới năm 600. Người Nazca đã sử dụng chúng làm phương tiện liên lạc với các vị thần.

Tuy nhiên, sự mất tích của nền văn minh Nazca đã để lại dấu hỏi rất lớn trong cộng đồng khảo cổ học. Tại sao họ biến mất, sau khi để lại vô số những bức hình khó hiểu như vậy? Mãi gần đây, các nhà khoa học từ ĐH Cambridge mới tìm ra được lý do: họ đã phải rời khỏi khu vực này do hạn hán và phá rừng quá mức.

2. Bí mật ẩn dưới lòng đất của các bức tượng đảo Phục Sinh

Đảo Phục Sinh thì quá nổi tiếng với những bức tượng đầu người (gọi là Moai) rồi. Có điều trước kia, người ta tưởng rằng các bức tượng ấy chỉ là những cái đầu người bằng đá đơn thuần thôi. Chỉ đến khi nhà thám hiểu huyền thoại Thor Heyerdahl ra tay, mọi chuyện mới được làm sáng tỏ.

Heyerdahl là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về hòn đảo này, và ông phát hiện ra rằng các bức tượng Moai thực chất có cả phần thân. Ngoài ra, ông còn chứng minh được rằng các bức tượng được tạo ra nhờ những công cụ hết sức bình thường, tồn tại trong xã hội con người thời kỳ đó chứ không phải bất kỳ thế lực siêu nhiên nào tác động.

3. Nghĩa địa cá voi tại Chile

Giữa sa mạc Atacama của Chile, người ta tìm thấy một nghĩa địa có chứa rất nhiều xương cá voi.

Chẳng ai rõ tại sao một trong những sa mạc khô hạn nhất hành tinh lại có cá voi ở đó, mà lại nhiều đến mức trông như có một vụ tự sát tập thể. Nhưng sau này, họ phát hiện ra rằng những bộ hài cốt ở đây không đến từ cùng một thời kỳ. 

Trong đó, xác cá voi cổ nhất là từ 20.000 năm trước - thời điểm sa mạc vẫn còn là biển. Nguyên nhân cái chết được cho là sự bùng nổ của tảo độc, tạo ra hiện tượng thủy triều đỏ khiến sinh vật chết hàng loạt.

4. Chiếc máy tính đầu tiên có từ thời... Hy Lạp cổ?

Bạn nghĩ chiếc máy tính đầu tiên ra đời từ bao giờ? Trong thế kỷ 20?

Đúng rồi đấy! Nhưng trong một thời gian rất dài, các nhà khoa học đã nghĩ rằng cỗ máy Antikythera có niên đại từ năm 80 - 50 TCN mới thực sự là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới. Nó được tìm thấy tại tàn tích của một con tàu đắm, trong tình trạng vỏ gỗ đã mục nát, còn các chi tiết bằng kim loại thì hoen gỉ.

Phải đến năm 2016, khoa học mới biết rằng họ đã nhầm với một bản báo cáo về chức năng thực sự của cỗ máy này. Hóa ra, đó là một thiết bị dùng để định hướng thôi. Tuy nhiên đó cũng vẫn là một phát hiện lớn, khi một thiết bị tinh xảo như vậy đã tồn tại từ rất lâu. Bởi lẽ, cơ chế định vị tương tự như thế phải mãi 1000 năm sau đó mới xuất hiện.

5. Cái đầu Bosham

Chiếc đầu Bosham (Bosham Head) là một trong những ví dụ điển hình nhất cho thấy khoa học kỹ thuật thực sự đã giúp ích cho các nhà khảo cổ như thế nào.

Đây là một cái đầu tượng được tìm thấy tại Bosham (Anh Quốc) vào năm 1800, nhưng trong tình trạng cực kỳ xấu và khó nhận dạng. Phải đến năm 2013, nhờ vào công nghệ laser, các nhà khoa học mới xác định được chiếc đầu này thuộc về một bức tượng khắc họa hoàng đế La Mã Trajan.

6. Những hòn đá biết đi tại Thung lũng chết

Không chỉ mang cái tên hết sức kinh dị, mà bất kỳ ai khi đến "Thung lũng Chết" (California, Hoa Kỳ) cũng sẽ cảm thấy rùng mình vì một hiện tượng quái đản. Đó là những tảng đá ở đây có xu hướng tự dịch chuyển dù chẳng có ai chạm đến, giống như được "người trên" tác động vào vậy.

Nhưng với khoa học, mọi chuyện đều có cách lý giải hợp lý. Theo tiến sĩ Ralph Lorenz từ ĐH Johns Hopkins, mọi chuyện là do sự chênh lệch về nhiệt độ. Vào mùa đông, có một lớp băng được hình thành trên bề mặt tảng đá. Băng tan cùng với sự tác động của gió đã khiến những tảng đá ở đây dần dịch chuyển mà chẳng cần ai đụng vào.

7. Máy bay trực thăng trong lăng mộ Pharaoh

Các bức tường bên trong lăng mộ của pharaoh Seti I từ hơn 1300 năm TCN có những bức họa hết sức kỳ lạ. Xét trên nhiều góc độ, trông chúng giống hệt như một chiếc trực thăng, máy bay, thậm chí xe tăng và tàu ngầm nữa.

Khi mới tìm ra các bản khắc này, giới khảo cổ học đã thực sự xôn xao. Thậm chí, một số người đã thực sự tin rằng người Ai Cập thời xưa có khả năng tiên tri, hoặc sở hữu một nền văn minh lớn hơn chúng ta tưởng.

Nhưng sự thực tất nhiên không thể "ảo" như vậy. Năm 2010, một nhà khảo cổ học đã xác nhận được rằng thực chất bức tranh ấy chỉ là bản khắc tên của Pharaoh Seti I và con trai là pharaoh Ramesses II. 

Tên của Ramesses II đã được khắc chồng lên tên cha mình sau khi ông qua đời. Chỉ là tình cờ trông chúng giống trực thăng và một số phương tiện hiện đại khác thời nay, mà nguyên nhân chủ yếu là do não bộ muốn cảm nhận chúng như thế thôi.

Cập nhật: 20/06/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video