Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, công bố trên tạp chí Tự nhiên của Mỹ cho thấy, chính nguồn ánh sáng Mặt Trời đã làm sạch bầu khí quyển bị ô nhiễm của Trái Đất.
(Ảnh: deanmckenzie.org) |
Các nhà khoa học Đức đã nhận dạng các chất tẩy rửa khí quyển này là các hóa chất gốc hyđrô được tạo ra khi tia cực tím trong ánh sáng Mặt Trời tách các phân tử ôzôn thành các nguyên tử ôxy. Các nguyên tử ôxy này phản ứng với nước và tạo ra các chất tẩy rửa gốc hyđrô có hoạt tính cao phản ứng với các chất khí gây ô nhiễm khí quyển.
Các số liệu thu thập trong 5 năm cho thấy lượng chất tẩy rửa gốc hyđrô hầu như không thay đổi hàng năm và chỉ phụ thuộc vào lượng tia cực tím từ Mặt Trời.
Các nhà khoa học Đức khẳng định hiện nay, cơ chế tự làm sạch của khí quyển vẫn hoạt động tốt nhưng lượng chất tẩy rửa gốc hyđrô có thể thay đổi nếu tầng ôzôn bảo vệ Trái Đất mỏng đi.