Biến đổi khí hậu khiến tuyết ở Nam Cực chuyển màu xanh lá

Các nhà khoa học phát hiện rằng một hệ sinh thái mới đang hình thành ở Nam Cực khi nhiệt độ cao khiến tuyết tan, tạo điều kiện ẩm ướt thích hợp để vi tảo sinh sôi trên bề mặt.

Theo Guardian, một đội gồm các nhà khoa học đến từ Anh cho rằng vì nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng cao, tuyết ở bán đảo Nam Cực sẽ tan chảy nhiều hơn và hình thành một điều kiện ẩm ướt thích hợp cho các loại vi tảo sinh sôi nảy nở. Hệ sinh thái mới này sẽ có khả năng tạo ra nguồn dinh dưỡng cho các loại vật khác.

Ở một số khu vực, dạng sinh vật sống đơn bào này phát triển dày đặc tới mức biến các lớp tuyết thành màu xanh lá cây, và thậm chí có thể nhìn thấy sự thay đổi này từ không gian, theo nghiên cứu - vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Các nhà sinh học đến từ Đại học Cambridge và Đội Nghiên cứu Nam Cực của Anh đã dành 6 năm để tìm kiếm và đo mật độ tảo trên tuyết, sử dụng dữ liệu vệ tinh kết hợp với quan sát trực tiếp trên mặt đất.


Một khu vực với tuyết chuyển màu xanh do sự phát triển của vi tảo ở Nam Cực. (Ảnh: AFP).

Kết quả là họ đã thành lập được bản đồ phân bố của tảo trên bán đảo Nam Cực. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá tốc độ thay đổi của lục địa, từ màu trắng chuyển sang màu xanh, do biến đổi khí hậu nhưng có thể việc này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho một số loài vật.

Loại vi tảo này đã bắt đầu hình thành liên kết chặt chẽ với các bào tử nấm và vi khuẩn nhỏ. Điều này có nghĩa là một cộng đồng sinh vật đang bắt đầu hình thành và có thể tạo ra một môi trường sống mới.

"Đây là sự bắt đầu của một hệ sinh thái mới", nhà sinh học Matt Davey đến từ Đại học Cambridge, một trong những người dẫn đầu nghiên cứu, nhận định.

Ông Davey mô tả loại tảo này là mảnh ghép còn thiếu trong chu trình carbon ở Nam Cực. Với tổng diện tích 1,9km2, những đám tảo này có thể xử lý 479 tấn carbon mỗi năm.

Gần hai phần ba số tảo màu xanh lá cây được tìm thấy trên những hòn đảo nhỏ, trũng và thấp ở phía bắc bán đảo Nam Cực - khu vực vừa mới trải qua một đợt nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong mùa hè vừa qua. Tảo ít xuất hiện hơn ở những khu vực phía nam lạnh giá.

Các nhà khoa học trước đây đã quan sát thấy thấy sự gia tăng của các loài địa y và rêu xanh ở châu Nam Cực, nhưng chúng phát triển cực kỳ chậm nếu so sánh với tảo. Trong tương lai, họ cũng sẽ đo tốc độ phát triển của tảo đỏ và tảo màu cam, để tính toán xem sự hiện diện của những loại tảo này có ảnh hưởng đến khả năng phản xạ nhiệt của lớp tuyết ở Nam Cực hay không.

Cập nhật: 21/05/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video