Biến đổi khí hậu làm gia tăng lốc xoáy ở Đại Tây Dương

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm cho bão và lốc xoáy diễn ra thường xuyên và có sức tàn phá lớn hơn trong cả mùa hè lẫn mùa đông ở Đại Tây Dương, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà hải dương và khí tượng học Mỹ. 

Cơn lốc xoáy ở bờ biển Tsunami Strikes - Sri Lanka trong đợt sóng Thần năm 2004 (Ảnh: NASA)
Các nhà hải dương học thuộc Đại học Texas, Mỹ, xác định: khu vực phát sinh bão và lốc xoáy ở phía đông Đại Tây Dương, đã mở rộng thêm 500 km kể từ năm 1970. Lớp nước bề mặt đại dương ở đây có nhiệt độ lên tới 26,50C, làm hình thành bão, qua đó, cung cấp thêm nguồn năng lượng khổng lồ cho những trận bão và lốc xoáy xảy ra trong khu vực này.

Các nhà khí tượng và hải dương Mỹ cũng xác định được nhiều bằng chứng cho thấy sự ấm lên của trái đất đã làm cho những trận bão xảy ra trong mùa đông cũng mạnh hơn tại các vĩ độ trung bình ở cả bắc và nam bán cầu.

Nghiên cứu trên đây cảnh báo rằng ý tưởng chôn khí thải gây hiệu ứng nhà kính như điôxít cácbon (CO2), xuống đáy các đại dương, có thể phản tác dụng và gây ra những phản ứng khác thường của thiên nhiên mà con người chưa thể lường trước được hậu quả.

Q.HƯƠNG

Theo Earth Observatory, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video