Cái giá của việc chặt phá rừng

Matt Kaplan

Tác động của con người đối với môi trường sống không chỉ khiến số lượng cá thể trong quần thể giảm đi mà còn khiến cá thể của một số loài phải thu nhỏ cơ thể chúng.

Johanna Delgado-Acevedo và Carla Restrepo thuộc trường đại học Puerto Rico đã thu thập mẫu vật nghiên cứu từ 2 loài ếch phổ biến ở Puerto Rico từ 9 địa điểm khác nhau tại khu vực miền bắc quần đảo.

Các địa điểm này đều thuộc khu vực cận nhiệt có khí hậu ẩm ướt, nhưng từng khu vực lại rất khác nhau ở số lượng cây cối. Một số địa điểm thì rậm rạp, số khác lại hầu như trống trơn, không còn chút tàn rừng nào sót lại. Những con ếch mẫu vật được chụp X quang và đo kích cỡ xương.

Thật đáng ngạc nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy ếch ở vùng có diện tích rừng che phủ khoảng từ 20% đến 10% hoặc 5% có kích cỡ nhỏ hơn những con ếch ở vùng có diện tích rừng 70% trở lên. Họ cũng phát hiện ra rằng loài ếch ở khu vực môi trường sống bị tác động nhiều có cơ thể ít cân đối hơn những con ở khu vực yên tĩnh.

Bài toán về kích cỡ

Delgado-Acevedo cho biết: “Kích cỡ cơ thể loài lưỡng cư giảm khi chúng phải đối mặt với nhiều kẻ săn mồi nhưng hiện tượng thay đổi kích cỡ cơ thể do tác động tới môi trường của con người quả thực rất đáng ngạc nhiên”.

Sự thu nhỏ có thể là kết quả của chọn lọc tự nhiên. Với rất ít nguồn cung cấp sẵn có trong khu vực bị chặt phá rừng, những con ếch nhỏ hơn có nhu cầu ít hơn sẽ là những con thích nghi tốt nhất. Tuy nhiên, môi trường bị xáo trộn có thể ảnh hưởng đến loài ếch trong giai đoạn phát triển ban đầu của chúng khi mà chúng bị đặt vào môi trường với những áp lực chúng chưa hề trải nghiệm trước đây.

Rất khó để biết được việc thay đổi kích cỡ là tốt hay xấu. Kích cỡ cơ thể nhỏ thường đi kèm với di chuyển chậm hơn, mất nhiều nhiệt hơn, mất nước nhanh hơn nhưng lại có thể lẩn trốn dễ dàng hơn.

Loài ếch Eleutherodactylus antillensis được đưa vào nghiên cứu. Những con ếch ở vùng rừng thưa có kích cỡ nhỏ hơn 10% so với những con ếch ở vùng rừng rậm. (Ảnh: Luis J Villanueva-Rivera)

Công cụ môi trường

Theo Delgado-Acevedo, “kích cỡ nhỏ cũng có một vài lợi ích, tuy thế loài vật này không thể tự thu nhỏ do các nhân tố từ môi trường tự nhiên mà là do sự tác động của con người. Chúng tôi cho rằng điều này không tốt”.

Nhà nghiên cứu nội tiết Rachel Santymire đảm nhận công việc tìm hiểu, xác định các tác động đối với những loài đang bị đe dọa tại Vườn thú công viên Lincoln (Chicago, bang Illinois) cho biết: “Loài ếch đã mở ra xu hướng rất lý thú cần phải được nghiên cứu sâu hơn”.

Delgado-Acevedo nói: “Chúng tôi cho rằng kích cỡ cơ thể cùng với các đặc điểm đối xứng có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đánh giá tình trạng của các quần thể tự nhiên”.

Santymire cho biết: “Điều tôi băn khoăn là liệu tác nhân gây ô nhiễm, mầm bệnh hay sự cạnh tranh gây ra những biến đổi hình dạng ở loài ếch cư ngụ tại cánh rừng bị chặt phá”.

Bài viết tham khảo: Conservation Biology (DOI: 10.1111/j.1523-1739.2008.00930.x)

Trà Mi (Theo NewScientist)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video