Cần nhanh chóng diệt ổ cúm gia cầm ở Đông Nam Á

Peter Cordingley

Các nước châu Âu hiện đang quá hốt hoảng trước mũi tiến công của cúm gia cầm mà quên đi rằng “cái ổ” cần diệt của căn bệnh này vẫn là ở Đông Nam Á. Hôm qua, ông Peter Cordingley, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lưu ý đây cũng là khu vực nhiều khả năng trở thành nơi xuất phát của một trận dịch ở người nhất.

Đại diện WHO cũng hi vọng có thể nhận thêm nhiều cam kết tài trợ của các nước giàu như Canada, Úc và Thụy Sĩ cho châu Á hơn nữa trong những tuần sắp đến.

Một quan chức cao cấp của Tổ chức Thú y thế giới, ông Alejandro Thiermann, cũng cho rằng nên chống cúm gia cầm tận gốc rễ để tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.

Cụ thể là các nước giàu phải giúp các nước ở châu Á cải thiện mạnh mẽ lĩnh vực y tế và thú y, “quét dọn” virus H5N1 tại các chợ, trang trại chăn nuôi, nơi nguy cơ đại dịch cúm gia cầm có nhiều khả năng xuất hiện.

Việc huấn luyện và nâng cao ý thức sẽ mất nhiều thời gian, nhưng nếu làm đúng, châu Á sẽ không còn là khu vực phải lo ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm trong mười năm tới” - ông Thiermann khẳng định.

Trong lúc này, Thái Lan cho biết đang lập kế hoạch thử nghiệm một loại văcxin trên cơ thể người vào tháng 5-2006 và sẽ lập kho dự trữ ngay nếu văcxin đó tỏ ra công hiệu.

Trước đó, Thái Lan đã kêu gọi các quốc gia trong khu vực lập cơ chế vay mượn thuốc lẫn nhau để vượt qua trận dịch. Hiện nay nước này đã có một kho dự trữ với khoảng 725.000 liều Tamiflu.

Hãng Roche trong khi đó tuyên bố sẽ rút ngắn thời gian sản xuất thuốc (thông thường là một năm) bằng cách bỏ bớt một số công đoạn và sẽ gửi đến WHO 3 triệu hộp. Có tin Công ty Cipla của Ấn Độ tuyên bố sẽ bào chế một loại thuốc giống Tamiflu để ứng phó với tình hình thiếu thuốc hiện nay, dù công hiệu kém hơn một ít.

Hiện một nhóm chuyên gia EU vừa đến Thổ Nhĩ Kỳ để điều tra đường đi của virus cúm gia cầm, và một nhóm chuyên gia Anh cũng chuẩn bị sang Đông Nam Á để nghiên cứu cách khống chế các ổ cúm gia cầm trong tương lai.

THỦY TÙNG (Theo AP, Reuters, AFP)

Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video