Chú vẹt thông minh trổ tài dùng lưỡi vặn bu lông cực đỉnh

Không cần cờ lê, chú vẹt thông minh trổ tài vặn bu lông cực siêu

Một chú vẹt đã bất ngờ trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội vì sở hữu cái lưỡi điêu luyện, có thể vặn bu lông từ một đinh ốc khiến người xem vô cùng ấn tượng.

Chúng ta từng biết vẹt có khả năng bắt chước lại lời nói như con người, nhưng trên thực tế, loài vật thông minh này còn có thể làm nhiều hơn thế.

Trong một đoạn video ngắn được chia sẻ trên mạng xã hội, một chú vẹt đã khiến người xem bất ngờ khi trổ tài vặn bu lông từ một đinh ốc với tốc độ không hề thua kém so với chúng ta khi sử dụng hai tay.

Để làm được điều này, vẹt dùng chân giữ chặt một đầu của chiếc đinh. Sau đó, vẹt lấy mỏ trên làm điểm tựa, giúp chiếc đinh được cố định, và mỏ dưới để xác định vị trí của bu lông nằm trên đinh ốc. Sau khi đã vào tư thế, vẹt dùng lưỡi đẩy liên tục vào chiếc bu lông, để vặn nó ra khỏi đinh ốc.

Khi chiếc bu lông gần rời khỏi đinh ốc, vẹt dùng mỏ kẹp chặt, như có ý định dùng lực để rút nó ra, nhưng bất thành. Sau vài lần thử, vẹt lại dùng lưỡi để vặn nốt bu lông, và cuối cùng đã lấy được nó.

Điều đáng nói là mức độ thuần thục của chú vẹt khiến người ta cho rằng nó đã làm điều này rất nhiều lần, và tự hỏi rằng tại sao vẹt có thể học được điều này.


Chú vẹt vặn bu lông từ một đinh ốc với tốc độ không hề thua kém con người

Trên thực tế, vẹt vốn được coi là một trong những loài chim có chỉ số thông minh cao nhất, gần tương đương với loài quạ.

Các nhà thần kinh học từng xác định được một mạch thần kinh đặc biệt trong não bộ của loài vẹt, được gọi là hạt xoắn ốc trung gian (SpM). Vùng SpM này chịu trách nhiệm chuyển giao các thông tin giữa hai vùng lớn nhất của não là vỏ não và tiểu não, từ đó tạo nên nhận thức và hành vi phức tạp cho chim.

Điều đặc biệt là kích thước vùng SpM ở vẹt lớn hơn từ 2 đến 5 lần các giống chim khác, nên đây có thể là nguyên nhân lý giải cho sự vượt trội về trí tuệ của chúng.

Bên cạnh đó, khác với những người họ hàng của mình, vẹt đã phát triển một khu vực kết nối đặc biệt giữa vỏ não và tiểu não tương tự như loài linh trưởng. Đây được xem một dấu hiệu của sự tiến hóa về mặt văn hóa (Cultural evolution) - một khái niệm được Charles Darwin đã nhắc tới từ thế kỷ 19.

Lấy thí dụ, nếu như một quần thể tinh tinh có thể học nhau các thủ thuật đào mật ong và dạy cho những con tinh tinh khác trong đàn làm điều đó, thì vẹt cũng có thể trải qua một quá trình tiến hóa tương tự bằng cách quan sát.

Sự quan sát được thể hiện chặt chẽ như vậy chính là dấu hiệu cho thấy chúng đang truyền lại một kỹ năng thông qua học tập xã hội, hoặc quan sát con người thực hiện các cử chỉ của mình.

Cập nhật: 24/06/2022 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video