Con người đã tàn phá đại dương trong hàng chục năm qua như thế nào?

Bạn có hay, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng rác thải đại dương lớn nhất trong khu vực.

Đại dương đang bị con người hủy diệt  như thế nào?

Dựa trên quan sát về dòng chảy đại dương trong suốt 35 năm - từ năm 1975 đến 2010, NASA công bố đoạn clip diễn tả đường đi của rác thải dưới đại dương.

Để thực hiện được điều này, các khoa học gia đã thả những chiếc phao khoa học tại các địa điểm khác nhau, rồi quan sát dòng chảy của đại dương.


Đường đi của rác trong 35 năm từ 1975 - 2010

Họ kết luận rằng, rác được các dòng biển đưa đi, tụ tập thành 5 “hòn đảo rác” khổng lồ tại các đại dương trên thế giới.


5 hòn đảo rác khổng lồ tại các đại dương trên thế giới.

Hãy cùng xem video dưới đây để thấy rõ hơn quá trình này.

Hàng năm, loài người thải ra biển tới 8 triệu tấn rác - con số đủ để đổ đầy 5 túi rác trên mỗi 30cm dọc theo các bờ biển trên Trái đất.

Số rác thải này bao gồm chai nhựa, túi bóng, các vật dụng bằng nhựa - chất liệu gần như không thể phân hủy ngoài tự nhiên. Thậm chí, một số nhà khoa học cho rằng con số này có thể lên tới 12,7 triệu, nếu tính cả số rác thải chìm xuống đáy đại dương.


Có tới 8 triệu tấn rác thải khó phân hủy được thải ra ngoài đại dương mỗi năm

Theo tiến sĩ Jenna Jambec thuộc ĐH Georgia, Mỹ: “Loài người sẽ bị nhấn chìm bởi chính rác thải của mình”.

Jenna nói thêm, số rác này còn phần nào gây hại cho đời sống của sinh vật biển. Rùa biển có thể ăn nhầm túi nilon vì tưởng là sứa, nilon không thể phân hủy, đồng thời tạo thành vật cản ngăn thức ăn vào dạ dày. Hậu quả là chúng có thể bị chết đói.


Các loài chim biển thường nhầm lẫn túi nhựa thành thức ăn

Hay các loài chim biển có thể nhầm lẫn rác thành thức ăn. Theo thống kê, 90% số lượng chim hải âu bị chết tại Bắc Hải (vùng biển phía bắc Đại Tây Dương) đều có túi nilon hay đồ nhựa trong dạ dày. Ngoài ra, sức khỏe con người có thể bị ảnh hưởng nếu ăn những con cá từng nuốt đồ nhựa.

Theo các dữ liệu thu được, các khoa học gia phân tích số liệu dựa trên 192 quốc gia có bờ biển. Phân nửa số rác thải này đến từ 5 quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và SriLanKa. Trong đó, Trung Quốc chịu trách nhiệm tới 28% tổng số rác, tương đương 2,4 triệu tấn rác.


Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng rác thải đại dương lớn nhất

Con số này sẽ không dừng lại ở đó. Theo dự đoán trong 15 năm từ 2010 đến 2015, sẽ có đến 155 triệu tấn rác khó phân hủy được thải xuống đại dương - đủ để tạo thành bức tường cao 30m bao quanh bờ biển trên toàn thế giới.


Nếu không tính số lượng rác chìm xuống biển, con số rác thải có thể lên tới 12,7 triệu tấn.

Theo ông Rolan Geyer - phó Giáo sư sinh học tại ĐH California, Santa Barbara: “Điều này có nghĩa rằng chúng ta cần ngăn chặn rác thải xuống biển ngay lập tức. Khâu quản lý tái sử dụng vật liệu tại các quốc gia cần hiệu quả hơn, đồng thời tìm cách sử dụng dạng vật liệu dễ phân hủy để thay thế”.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video