Cư dân mạng bàn tán về loại quả kỳ lạ hái lên từ bùn đen, có hạt như hạt lựu

Loại hạt bổ thận tráng dương tốt ngang nhân sâm, được ví là "thức ăn trẻ mãi không già, kéo dài tuổi thọ"

Tài khoản Instagram có tên Eenteressting chia sẻ clip một người nông dân thu hoạch một loại quả đặc biệt hái lên từ bùn đen.

Loại quả này có kích cỡ tương tự quả lựu cỡ đại, bên trong cũng có nhiều hạt màu hồng giống như hạt lựu.

Sau ít ngày chia sẻ, clip này đã đạt gần 700 nghìn lượt xem. Cư dân mạng bàn tán sôi nổi về loại quả này. Có người nghĩ đây là "lựu nước", có người lại cho rằng đây là hạt sen.

Thực ra đây là cây khiếm thực, loại cây có hoa được phân loại trong họ hoa súng. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở vùng đông bắc Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng như các vùng phía đông nước Nga. Bang Bihar của Ấn Độ cung cấp tới 90% sản lượng hạt khiếm thực cho thế giới.

Cây khiếm thực sống trong đầm nước, ra hoa màu tím. Lá hình tròn có thể to tới hơn một mét. Mặt dưới của lá có màu tía trong khi mặt trên có màu xanh lục. Thân, hoa và lá nổi trên bề mặt được bao phủ bởi các gai nhọn. Ở Ấn Độ, khiếm thực thường mọc trong ao, đầm lầy....


Hạt khiếm thực có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Từ quả khiếm thực sẽ thu hoạch được hạt khiếm thực, một loại dược liệu quý. Hạt được thu hái vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Ở Ấn Độ, hạt khiếm thực thường được rang như bỏng ngô hoặc nấu cháo, làm bánh. Loại hạt này được cho là tốt cho tim mạch và giúp da đẹp hơn, ngoài ra còn giàu chất chống oxy hóa, giúp điều trị chứng mất ngủ, tốt cho những người bị huyết áp cao....

Loại hạt bé nhỏ được ví là tốt ngang nhân sâm, ăn vào "trẻ mãi không già"

Trong Đông y, có nhắc đến một loại hạt bé nhỏ nhưng sở hữu vô vàn lợi ích, đó chính là hạt khiếm thực.

Khiếm thực là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ nhân quả của cây khiếm thực. Dược liệu thu được là những củ nhỏ hình cầu dài, mặt ngoài đã bỏ vỏ nhẵn.

Ở nước ta, khiếm thực không hề khó kiếm, được bán rất nhiều ở các quầy thuốc Đông y với giá thành dao động từ 290 - 400 nghìn đồng/kg.

Trong tài liệu y học cổ Hoàng Đế nội kinh của Trung Quốc, khiếm thực là một trong những dược liệu cao cấp nhất. Nó được ví tốt ngang nhân sâm, được gọi là sâm nước. Trong sách cổ gọi là “thức ăn trẻ mãi không già, kéo dài tuổi thọ”.

Đáng nói, tác dụng bổ thận tráng dương của khiếm thực còn mạnh hơn khoai mỡ; tác dụng khử ẩm tốt hơn đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng khiếm thực có thể có lợi cho lá lách và dạ dày, chống lại sự lão hóa.


 Tác dụng bổ thận tráng dương của khiếm thực còn mạnh hơn khoai mỡ.

Các tác dụng của hạt khiếm thực

Chống oxy hóa

Các nghiên cứu cho thấy hạt khiếm thực có tác dụng chống oxy hóa và chống thiếu máu cục bộ. Theo sử sách ghi lại, mỗi ngày nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống tên là Tô Đông Pha đều ăn từ 10 - 30 hạt khiếm thực để giữ gìn sức khỏe, cuối đời làn da vẫn sáng hồng, tư duy vẫn nhanh nhạy. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường tinh, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, khử ẩm.

Chống ung thư

Khiếm thực có thể tăng cường chức năng hấp thu của ruột non, cải thiện tốc độ bài tiết xylose trong nước tiểu, và tăng nồng độ carotene trong huyết thanh.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng nồng độ carotene trong huyết thanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư dạ dày, đồng thời giảm đáng kể khả năng xuất hiện bệnh ung thư nói chung.

Ngăn ngừa lão hóa

Theo phân tích, 100g khiếm thực có chứa 11,8 gam protein, 0,2 gam chất béo, 75,4 gam carbohydrate, ngoài ra còn chứa các khoáng chất canxi, phốt pho, sắt, vitamin B2, vitamin C. Khiếm thực rất giàu carbohydrate và ít chất béo nên rất dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Hạt khiếm thực cũng chứa nhiều loại vitamin và các chất cacbon đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa lão hóa tuyệt vời.

Cập nhật: 25/08/2024 Theo Dân Trí/PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video