Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng

Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.

1. Từ thú cưng ngoại lai đến quái vật đầm lầy

Người chủ thú nuôi đã từng có một đàn trăn Miến Điện ở Công viên Quốc gia Everglades, tuy nhiên khi cảm thấy không thích chăm sóc những con vật dài hơn 6m này ông ta đã thả chúng xuống đầm lầy. Động vật hoang dã của vùng trở thành tặng vật cho chúng. Trong lúc ấy, 4 con trăn đá châu Phi cũng được phát hiện, đây là loài hung dữ có thể tấn công con người. Các nhà sinh học cho rằng, nếu hai loài này giao phối sẽ tạo ra một con lai hung tợn và khủng khiếp với các loài.

Tình trạng: Thời gian sẽ khiến cuộc chiến tệ hơn

2. Cuộc tấn công của “quỷ hút máu”

Cá mút đá được gọi là cá ma cà rồng (vampire fish) bởi vì chúng hút máu. Vào đầu thế kỉ 20, thông qua kênh đào loài cá hút máu này đã xâm nhập vào Đại hồ (Great Lake) và xáo trộn sự yên bình của nơi đây. Chúng đã giết chết nhiều loài cá trong hồ như cá hồi nước ngọt và cá ngần.

Để hạn chế sự phát triển của loài này, các nhà khoa học đã sử dụng chất độc “chuyên trị” cá hút máu để làm giảm số lượng của loài này. Đồng thời sử dụng pheromone nhân tạo (chất do loài vật tiết ra có tác dụng điều khiển hành vi giao phối và quá trình phát triển cùng loài) để kiểm soát sinh sản ở con cái.

Tình trạng: Con người đang kiểm soát tốt mặt trận

3. Sức tàn phá của loài gặm nhấm

Đảo Macquarie là một ví dụ cụ thể về sự phá hoại của sinh vật xâm lăng. Vấn đề bắt đầu ngay sau khi những kẻ săn hải cẩu và chim cánh cụt sử dụng hòn đảo gần Nam Cực này làm cứ địa vào đầu những năm 1800. Những con chuột từ tàu tràn lên bờ và phá hoại thực phẩm dự trữ. Những thủy thủ sau đó đã mang theo mèo để bắt chuột và tiếp đó là thỏ để làm thực phẩm.

Tuy nhiên những con mèo hoang dã đã săn bắt chim trên đảo và các nhà môi trường đã tiến hành tiêu diệt tất cả những con mèo này. Đến năm 2000, việc này hoàn tất. Nhưng một khi kẻ săn mồi không còn, “dân số” thỏ bùng nổ. Các nhà khoa học cho biết 100.000 con thỏ đói có thể bóc trần thảm thực vật và phải tốn 17 triệu USD để tống khứ những kẻ xâm lăng và khôi phục lại màu xanh cho hòn đảo.

Tình trạng: Xử lí kém và phải nổ lực để cứu vãn tình thế

4. Đảo Giáng sinh phát cuồng

Trên một hòn đảo nhỏ của người Úc ở Ấn Độ Dương, siêu tập đoàn kiến cuồng vàng đã gây nên một hiện tượng mà các nhà sinh học cho là “sự tan chảy” của hệ sinh thái bản địa.

Cuộc di cư hằng năm của loài cua đỏ bản địa với hàng triệu con lon ton tràn xuống biển được xem là một kì quan của thế giới. Thế nhưng băng cướp kiến vàng này đã tiêu diệt loài cua đỏ có tính biểu tượng bằng cách phun ra axit fomic.

Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy loài kiến này bu bám trên cây và quấy rầy các loài chim ăn quả, ảnh hưởng xấu đến sự phát tán hạt giống ở đảo. Loài kiến cuồng vàng này là một trong số 100 loài xâm lăng dữ dội nhất trên thế giới và con người vẫn chưa thể đối phó với chúng

Tình trạng: Kẻ địch đang giành thắng lợi

5. Kẻ xâm lăng nổi tiếng, xấu xí và có nọc độc

Cuộc chiến của người Australia với loài cóc mía có nọc là một bài học để đời. Lúc đầu, cóc mía được đưa vào vùng để kiểm soát các loại bọ cánh cứng phá hoại cây mía. Thế nhưng cả nòng nọc hay cóc trưởng thành đều lượng độc tố quá cao so với phần lớn các loài khác. Rắn, kì đà hay cá sấu ăn khi phải chúng đều không kịp sống để hối tiếc.

Các nhà sinh học đã thử nghiệm một số biện pháp kiểm soát số lượng tuy nhiên ý tưởng thú vị gần đây đó là khuyến khích những người dân bản địa dùng kiến để săn bắt những con cóc chưa trưởng thành. Họ nhận thấy rằng loài kiến miễn dịch với nọc độc cóc và có thể hoạt động với nhau để hạn chế những con cóc.

Tình trạng: Kiểm soát tốt trận chiến

6. Chuột Na Uy đã đổi tên một hòn đảo thành Đảo chuột

Vào năm 1780, một con tàu Nhật Bản bị chìm ngoài khơi quần đảo Aleutica (gần Alaska) và những con chuột Na Uy đã biến mất khỏi con tàu chìm. Chúng xứng đáng với thanh danh chuột du lịch Bắc Âu có tập quán vượt biển Ban-tích! Sau đó, chúng có mặt trên hòn đảo thuộc Aleutica và mở đại tiệc với trứng của các loại chim làm tổ trên đảo. Chúng sinh sôi nhanh chóng ở khắp đảo này cho đến người ta gọi nơi đây là Đảo chuột.

Chuột là nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng của 60% loài chim biển, hầu hết trên các đảo. Gregg Howald, quản lý của tổ chức bảo tồn đảo cho biết: “Chuột là một trong những loài xâm lấn nguy hiểm nhất. Nếu bạn đến Đảo chuột, bạn sẽ nhận thấy sự im ắng kỳ lạ so với sự sống phong phú trên các đảo Aleutian khác".

Để tiêu diệt toàn bộ chuột trên đảo, vào tháng 9/2008, các nhà sinh vật học đã cho máy bay trải những viên thuốc lên đảo để đầu độc chuột. Việc làm này cũng gây ra hiệu quả tiêu cực – các nhà khoa học tìm thấy xác của mòng biển và đại bàng đầu trọc và họ đoán là chúng chết do ăn xác những con chuột bị nhiễm độc. Tuy vậy, các nhà khoa học tin tưởng một khi lũ chuột ra đi, chim biển có thể tái chiếm hòn đảo và phát triển trở lại.

Tình trạng: Diễn biến có vẻ thuận lợi

7. Tạm biệt những chú dê Galapagos

Khi Charles Darwin đến quần đảo Galapagos, ông thật sự kinh ngạc bởi sự phong phú của đời sống hoang dã gồm các loài cự đà, chim cánh cụt nhiệt đới, rùa và sư tử biển. Thế nhưng những động vật bản địa của vùng di sản thế giới này đang bị đe dọa bởi dê và lợn ngoại lai, chúng tàn phá những tổ đầy trứng và ăn ngấu nghiến các loài thực vật bản địa.

Ở một vài hòn đảo, các nhà môi trường lên kế hoạch cho một cuộc chiến chống những kẻ xâm lăng. Ở đảo Santiago, sau khi quét sạch loài lợn, họ tính toán việc tiêu diệt 90% bầy dê bằng cách lùa chúng lại và giết một cách nhân đạo. Các nhà khoa học sẽ dùng một con dê có gắn bộ phát tín hiệu hoặc những con dê cái bị triệt sản để dẫn dụ đàn dê đến những bãi chăn khó tìm đường trở về.

Tình trạng: Sứ mệnh hoàn tất

8. Kiến thây ma không đầu

Kiến lửa đỏ lan rộng khỏi phạm vi Nam Mĩ gây khó chịu bởi những cú chích đau và sự tấn công của chúng vào các thiết bị điện. Chúng thường bò vào các bảng mạch và làm tắt các đèn tín hiệu giao thông, thậm chí nhai và chích các thiệt bị điện tử. Các nhà khoa học đã thử nghiệm thuốc trừ và kiểm soát sinh sản của kiến nhưng một biện pháp mới đang được quan tâm đó là nhập loại ruồi kí sinh từ Nam Mỹ chuyên tấn công kiến.

Phương pháp kí sinh này khá là tàn nhẫn. Loài ruồi kí sinh để đột kích và ngay lập tức đẻ trứng vào phần ngực kiến. Khi ấu trùng nở, chúng sẽ đào bới tìm đường lên não kiến và ăn dần từ bên trong. Trong vòng 2 tuần, những con kiến sống dở chết dở sẽ hoàn toàn mất phương hướng. Cuối cùng, ấu trùng sẽ tiết ra một enzime “xử trảm” con kiến.

Tình trạng: Tạo ra những thây ma!

Theo VietNamNet (Discover)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video