Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

Đây là loài sinh vật sống duy nhất được biết đến có thể kết hợp sắt vào khung xương. Giải mã bí mật gene về loài ốc sên đặc biệt kỳ lạ này mở ra "tiềm năng to lớn" đối với y học và các ứng dụng khác.

Bí ẩn về loài ốc sên sống trên miệng núi lửa và lớp vỏ sắt của nó đã được các nhà khoa học làm sáng tỏ sau khi bộ gene được giải mã lần đầu tiên.

Hiện một nhóm các nhà nghiên cứu của ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong (HKUST) đã có bước tiến đột phá khi lần đầu tiên giải mã được bộ gene của loài ốc sên này.

Loài ốc này có thể chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt, áp suất cao, axit mạnh và ít oxy hóa. Các nhà khoa học hy vọng rằng việc nghiên cứu nó sẽ tiết lộ những bí mật về sự phát triển ban đầu của sự sống cũng như mở ra "tiềm năng to lớn" đối với y học và các ứng dụng khác.


Các nhà khoa học đã giải mã được bộ gene của loài động vật thân mềm ốc sên chân giáp

Một trong những khám phá đáng chú ý của các nhà khoa học là họ đã tìm ra manh mối di truyền của “bộ áo giáp” khi so sánh 2 quần thể: 1 ở môi trường giàu chất sắt và một ở môi trường nghèo chất sắt.

“Chúng tôi đã phát hiện ra 1 gene có tên MTP (protein dung nạp kim loại) 9, sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt lưu huỳnh gấp 27 lần so với quần thể môi trường nghèo sắt”, TS. Sun Jin nói. “Protein này có tác dụng tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong môi trường giàu chất sắt”.


Những con ốc có thể sống trong môi trường nước cực nóng

Các nhà khoa học tin rằng khả năng chịu đựng này đã giúp ốc sên sống sót khi sắt trong môi trường phản ứng với chất lưu huỳnh trên vỏ ốc, tạo ra lưu huỳnh sắt.

Do điều này có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nên nghiên cứu có thể ứng dụng và các ngành công nghiệp.


Trình tự gene của loài ốc sên này không hề thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của nó

Một điểm thú vị nữa của nghiên cứu là các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi không tìm thấy gene riêng biệt nào của loài này mặc dù chúng là độc nhất trong các loài thân mềm.

Hơn nữa, trình tự gene của loài ốc sên này không hề thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của nó, với lớp chân giáp vốn rất phổ biến ở lớp Chân bụng cách đây hơn 540 triệu năm.

Do đó, các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ sự sống qua các thời kỳ địa chất trước đây.


Nhóm nghiên cứu

Kết quả của nhóm được lấy từ 20 mẫu sên chân giáp được thu thập ở vùng nước sâu của biển Ấn Độ Dương với sự hợp tác của cơ quan Khoa học và Công nghệ Trái đất - Đại Dương Nhật Bản (JAMSTEC).

Nghiên cứu khởi nguồn từ ý tưởng sự sống bắt đầu từ những lỗ thông thủy nhiệt.

Cập nhật: 10/09/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video