Hà Nội ghi nhận thêm chủng virus sốt xuất huyết mới

Ngày 19/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao so với tuần trước. Hà Nội đã có 4 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-16/9), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 760 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 38,9%) so với tuần trước và có 1 ca tử vong.


Trên địa bàn Hà Nội vừa phát hiện thêm chủng virus Dengue 4.

Thống kê cho thấy từ đầu năm đến ngày 16/9, Thủ đô ghi nhận 3.023 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca tử vong. Ngoài type virus gây bệnh lưu hành là Dengue 1 và Dengue 2, trên địa bàn Hà Nội vừa phát hiện thêm chủng virus Dengue 4.

Các chuyên gia dịch tễ cho biết virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau, là: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Hà Nội đã phát hiện ra 3 chủng virus gây bệnh trên địa bàn thành phố trong năm 2022 là Dengue 1, Dengue 2 và Dengue 4.

Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, sau khi bệnh nhân nhiễm phải một trong các chủng virus sốt xuất huyết thì cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do chủng khác gây nên. Điều đáng lo ngại là lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm trước đó.

"Không được lạm dụng các thuốc như Ibuprofen, Aspirin, Natri naproxen, Analgin... do các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là biến chứng xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: Đau bụng và nôn ói nhiều; không ăn uống được; đã giảm hoặc hết sốt nhưng vẫn còn cảm giác khó chịu; chân tay ẩm, lạnh; chảy máu mũi miệng, xuất huyết âm đạo… thì hãy khẩn trương đưa bệnh nhân nhập viện”, bác sĩ Vũ Thanh Tuấn khuyến cáo.

Cách xử lý khi thấy triệu chứng bệnh sốt xuất huyết nặng

Các dấu hiệu cảnh báo diễn biến nặng, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời:

  • Vật vã kích thích hoặc li bì;
  • Đau bụng vùng gan;
  • Nôn nhiều;
  • Tiểu ít;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Các dấu hiệu xuất huyết bất kỳ: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện kinh nguyệt bất thường, kéo dài, đi ngoài phân đen, tiểu máu…

Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh. Do đó, khi thấy người bệnh có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết cần đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị.

Cập nhật: 20/09/2022 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video