Khoảnh khắc thót tim: Cá mập san hô ngoạm tay thợ lặn

Một nhiếp ảnh gia dưới nước chụp lại khoảnh khắc căng thẳng khi người bạn của anh rút cánh tay ra khỏi miệng cá mập san hô Caribe dài hơn hai mét ở ngoài khơi Florida.


Thợ lặn Chang Sien Chin tìm cách rút tay khỏi miệng cá mập. (Ảnh: Tanner Mansell)

Tanner Mansell, nhiếp ảnh gia 29 tuổi đến từ Florida, và bạn anh là Chang Sien Chin bắt gặp đàn cá mập san hô hơn 20 con khi bơi ở Nassau, Bahamas. Chang mặc bộ đồ bảo hộ giúp bảo vệ cơ thể khỏi thương tích do cá mập cắn. Tuy nhiên, Tanner không dùng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào khi chụp ảnh từ khoảng cách chỉ 1,5 mét.

Những con cá mập bơi lượn xung quanh hộp thức ăn mồi. Bộ áo giáp hợp bởi những vòng kim loại xâu vào nhau bảo vệ cánh tay của Chang trước con cá mập hung dữ lao tới tấn công anh. Tanner chia sẻ bức ảnh chụp cảnh tượng trên mạng xã hội Instagram, thu hút nhiều lượt bình luận.

Cá mập san hô Caribe (Carcharhinus perezi) được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương từ Florida đến Brazil. Môi trường sống của cá mập san hô Caribe là tầng nước nông dưới 30m. Với chiều dài lên tới 3m, cá mập san hô Caribe là một trong các động vật ăn thịt lớn nhất trong hệ sinh thái rạn san hô. Thức ăn của chúng là các loại cá và mực. Chúng kiếm ăn tại các rạn san hô và nghỉ ngơi tại hang động, đáy biển. Giống như cá mập khác trong phân họ, chúng đẻ 4 - 6 con mỗi năm.

Cập nhật: 11/12/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video