Kính James Webb phát hiện ngoại hành tinh đầu tiên, kích cỡ tương đương Trái đất

Ngoài hành tinh gần Trái đất đã được xác nhận nhờ dựa vào những quan sát của kính viễn vọng không gian James Webb.

Hành tinh mang tên LHS 475 b nằm ở bên ngoài Hệ Mặt trời, có kích thước gần bằng Trái đất. Hành tinh đá này cách Trái đất 41 năm ánh sáng, trong chòm sao Octans. Dữ liệu trước đây do Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA cho thấy hành tinh có thể tồn tại.


Mô phỏng hành tinh đá LHS 475 b với kích thước tương đương Trái đất. (Ảnh: NASA)

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà thiên văn học Kevin Stevenson và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Jacob Lustig-Yaeger ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, quan sát mục tiêu bằng kính Webb. Họ theo dõi ánh sáng sao giảm đi khi hành tinh đi qua phía trước sao chủ. Theo nhóm nghiên cứu, dữ liệu của Webb đã giúp kiểm chứng sự tồn tại của ngoại hành tinh LHS 475 b.

Phát hiện về LHS 475 b được công bố hôm 11/1 tại cuộc họp lần thứ 24 của Hiệp hội Thiên Văn học Mỹ ở Seattle. Theo Stevenson, đây cũng là một hành tinh đá nhỏ ấn tượng đối với đài quan sát.

Webb là kính viễn vọng duy nhất có khả năng xác định đặc điểm khí quyển của ngoại hành tinh lớn cỡ Trái đất. Nhóm nghiên cứu sử dụng Webb để phân tích hành tinh qua nhiều bước sóng ánh sáng nhằm kiểm tra nó có khí quyển hay không. Hiện nay, nhóm nghiên cứu chưa thể rút ra kết luận chính xác, nhưng độ nhạy của kính viễn vọng phát hiện một loạt phân tử. Lustig-Yaeger cho biết LHS 475 b không thể có khí quyển dày chủ yếu chứa methane, tương tự mặt trăng Titan của sao Thổ.

Các nhà thiên văn học sẽ có cơ hội khác để quan sát hành tinh lần nữa vào mùa hè và tiến hành phân tích về khả năng tồn tại khí quyển. Phát hiện của kính Webb cũng hé lộ hành tinh ấm hơn vài trăm độ so với Trái đất. Nếu nhóm nghiên cứu tìm thấy mây trên LHS 475 b, nó có thể giống sao Kim hơn. Sao Kim được xem như phiên bản song sinh nóng hơn của Trái đất với khí quyển cấu tạo từ carbon dioxide.

Hành tinh hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh sao chủ là ngôi sao lùn đỏ sau hai ngày. Do ngôi sao có nhiệt độ chỉ bằng một nửa Mặt Trời, có thể hành tinh vẫn duy trì được khí quyển dù nằm gần sao chủ.

"Kính Webb mang đến cho chúng tôi hiểu biết mới về những thế giới giống Trái đất ở bên ngoài Hệ Mặt trời và nhiệm vụ chỉ mới bắt đầu", Mark Clampin, giám đốc phòng Vật lý thiên văn ở trụ sở của NASA, chia sẻ.

Cập nhật: 13/01/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video