Lây nhiễm chéo là sự lây truyền của vi sinh vật có hại (thường là vi khuẩn và virus) giữa người với người, từ các dụng cụ thiết bị sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể.
Lây nhiễm chéo có thể diễn ra do: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus.
Những vi sinh vật này lây lan qua các con đường:
- Người bệnh ho và hắt hơi.
- Sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.
- Chạm vào bề mặt bị nhiễm trùng.
- Thiết bị y tế chưa được tiệt trùng.
- Giường ngủ không sạch sẽ.
- Sử dụng các ống thông hay dây truyền trong một thời gian dài.
Những nơi có thể xảy ra lây nhiễm chéo
Lây nhiễm chéo có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, từ nhà ở, trường học, ngân hàng… cho tới các tòa nhà công cộng.
Các biện pháp phòng lây nhiễm chéo
- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng không đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang nếu phải ra ngoài.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn để diệt virus nếu tay bạn có virus.
- Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt bởi virus có thể bắn ra khi họ ho hoặc hắt hơi và bạn có thể hít phải các virus đó nếu ở quá gần.
- Tránh dùng tay sờ vào mắt, mũi và miệng bởi tay bạn có thể chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu bàn tay bị nhiễm bẩn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.
- Nếu bị sốt, ho và khó thở, hãy đeo khẩu trang, tự cách ly ở phòng riêng và gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn.
Miễn dịch cộng đồng là gì? Liệu nó có áp dụng được với Covid-19?
Vaccine (vắc xin) là gì? Tại sao vaccine không dùng để chữa bệnh mà là phòng bệnh?