Loại quả đặc biệt tồn tại qua 3.000 năm, ăn vừa ngon vừa mang lại làn da tươi trẻ

Lợi ích của quả thanh mai

Thanh mai là loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quả thanh mai chứa các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm một lượng lớn anthocyanin và flavonol được cho là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, loại quả này thường chứa côn trùng lạ nên mọi người cần cẩn trọng khi ăn và sơ chế sạch sẽ.

Những "quả cầu lửa nhỏ" có lịch sử hơn 3.000 năm

Có lẽ hương vị chua chua ngọt ngọt được mong đợi nhất trong mùa hè, và thanh mai là thức quả như vậy. Thanh mai, còn gọi dâu rừng, là một loại trái cây cổ xưa, khi chín đỏ tựa như những "quả cầu lửa nhỏ".

Trong nhiều tài liệu cổ như Sử ký, những quả thanh mai dại đã có từ 10.000 năm trước. Ở Trung Quốc, có thể thanh mai đã bắt đầu được sử dụng từ thời nhà Thương, cách đây khoảng 3.000 năm. Ở nước ta, thanh mai mọc nhiều ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh,... 


Thanh mai (dâu rừng) đã xuất hiện từ ngàn xưa, có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Thanh mai Quảng Bình được ưa chuộng hơn cả vì độ chua ngọt dịu dàng.

Thời gian chín của thanh mai của các vùng khác nhau và cũng phụ thuộc vào giống quả, việc thu hoạch kịp thời có thể ngăn chặn thanh mai rụng. Cho dù cùng một cây thanh mai cũng sẽ chín theo đợt, đối với những giống cây bị rụng quả nặng, người ta còn phun một số loại thuốc chống rụng với liều lượng phù hợp.


Thanh mai Trung Quốc và thanh mai Việt Nam có sự khác biệt về kích thước.

Đó cũng là một trong những lý do nhiều chủ hàng hoa quả khuyến cáo tránh mua loại thanh mai Trung Quốc. Thêm vào đó, thanh mai thời gian bảo quản rất ngắn, chỉ khoảng 2-3 ngày. Nếu bạn không ăn ngay sau khi mua về, thanh mai dễ bị hỏng. Mặc dù thanh mai Trung Quốc quả to đẹp, mỡ màng, mọng nước nhưng do vận chuyển lâu, sẽ có thuốc bảo quản nên ăn sẽ không tốt. Còn nếu đi du lịch tại các vùng này, ăn trực tiếp thì không cần lo lắng về độ tươi ngon.

Thanh mai ở ta quả sẽ nhỏ hơn, vị chua dịu nhưng thơm. Đó là sự khác biệt cơ bản giúp bạn phân biệt hai loại thanh mai trên thị trường. Không phải tự nhiên chị em phụ nữ lại yêu thích thanh mai khi đến mùa như vậy, bởi chúng rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da.

Ăn thanh mai có tác dụng gì?

Giàu chất chống oxy hóa

Thanh mai giàu chất phytochemical và chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Ngoài ra chúng còn ít calo. Chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào khỏe mạnh. Không chỉ vậy, các chất chống oxy hóa này còn giúp chống lại chứng viêm - có liên quan đến sự tích tụ mảng bám dọc theo thành động mạch, đồng thời cung cấp thêm khả năng bảo vệ tim mạch tốt hơn.


Thanh mai giàu chất phytochemical và chất chống oxy hóa.

Quả thanh mai có chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể kể đến như anthocyanin - một loại chất chống oxy hóa khiến quả có màu đỏ đậm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng anthocyanin có thể giúp giảm viêm, cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Đặc biệt, ngoài anthocyanin, quả thanh mai cũng rất giàu proanthocyanidin oligomeric (OPC), loại chất chống oxy hóa loại bỏ gốc tự do mạnh nhất. OPC được cho là hỗ trợ mọi hệ thống trao đổi chất trong cơ thể bằng cách bảo vệ nó khỏi những căng thẳng bên trong và môi trường.

Mạnh gấp 20 lần so với Vitamin C và 50 lần so với Vitamin E, OPC được cho là có khả năng chống lại các bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa và lão hóa sớm. OPC cũng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp và giúp giảm mức cholesterol LDL, tăng sức mạnh và độ đàn hồi của mạch máu đồng thời làm chậm quá trình phân hủy collagen, giữ cho da săn chắc và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Cung cấp folate

Theo Weekand, một quả thanh mai chứa 3,4 microgam folate, hoặc 54microgam trong khẩu phần 100 calo. Folate cần thiết cho sự hình thành DNA và đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh để, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Bảo vệ và giúp làm sáng da

Chất dinh dưỡng tạo nên màu đỏ đậm của quả thanh mai, cyanidin-3-glucoside, có thể chống ung thư, đặc biệt là ung thư da. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa giúp da được bảo vệ, cung cấp dưỡng chất giúp da sáng mịn, trắng khỏe.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Quả thanh mai là nguồn chất xơ tốt, chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Chất xơ rất quan trọng để duy trì sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Hơn nữa, chất xơ cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và có thể làm giảm mức cholesterol.

Chống viêm

Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng, nhưng viêm mãn tính có thể góp phần vào sự phát triển của nhiều bệnh, bao gồm viêm khớp, tiểu đường và ung thư.


Quả thanh mai chứa các hợp chất đã được chứng minh là làm giảm viêm trong cơ thể, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh mãn tính.

Cách bổ sung quả thanh mai vào chế độ ăn uống

Quả thanh mai có thể được bổ sung theo nhiều cách:

  • Một trong những cách phổ biến nhất để thưởng thức thanh mai là ăn tươi. Bạn có thể sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc thêm vào món salad trái cây để tăng hương vị.
  • Cách thưởng thức phổ biến thứ hai là làm mứt hoặc thạch. Hàm lượng pectin cao của trái cây này làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để làm mứt và thạch dễ đông cứng. Mọi người có thể sử dụng mứt thanh mai để ăn với bánh.
  • Không chỉ sử dụng trong các món ăn, thanh mai có thể được chế biến thành đồ uống. Bạn có thể làm sinh tố hoặc nước ép thanh mai.

Nhìn chung, tuỳ vào phong cách chế biến ẩm thực ở mỗi vùng mà bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng.

Hướng dẫn chọn mua và rửa sạch thanh mai đúng cách

Mẹo mua thanh mai ngon

Khi mua thanh mai, hãy chú ý đến màu sắc của quả. Tốt nhất nên chọn loại có màu đỏ đậm hoặc đổ tím. Quả thanh mai có màu sắc như vậy chín già và tươi. Nếu chúng có màu đỏ nhạt và đen thì không nên mua. Loại màu đỏ nhạt là chưa chín hẳn, loại màu đen là chín quá, dễ bị hỏng.

Bề mặt thanh mai được bao phủ một lớp "gai quả", hình dạng của nó sẽ thể hiện độ chín của quả. Bạn nên chọn quả có gai tương đối tròn, loại quả như vậy có vị ngọt và nhiều nước hơn. Loại quả có gai nhọn sẽ chua nhiều hơn.


Bề mặt thanh mai được bao phủ một lớp "gai quả".

Sau đó, cầm quả thanh mai lên tay để cảm nhận độ ẩm. Tốt nhất nên chọn quả cảm thấy khô và không dính. Nếu thấy ướt thì có thể người bán phun nước để giữ tươi hoặc quả quá chín khiến nước chảy ra ngoài, điều này dễ khiến quả bị nhiễm vi khuẩn.

Rửa thanh mai thế nào mới đúng?

Có nên rửa thanh mai trước khi ăn không cũng là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Một vài thông tin cho thấy trong thanh mai có ấu trùng ruồi giấm, nhưng thực tế chúng không gây hại cho cơ thể con người.

Trên thực tế, quả thanh mai không có vỏ như các loại quả khác nên ruồi giấm có thể dễ dàng đẻ trứng vào. Hơn nữa, thanh mai có chứa đường tự nhiên, rất thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng ruồi đục quả.

Chúng phát triển trong quả từ khi còn nhỏ, kể cả vậy, chúng cũng không có mầm bệnh. Bởi ấu trùng ruồi giấm không thể ký sinh trong cơ thể người, sẽ bị dịch vị ở dạ dày trực tiếp tiêu hóa, biến thành đạm để cơ thể người hấp thụ.

Tuy vậy, trước khi ăn thanh mai, vẫn cần ngâm rửa sạch sẽ. Trong quá trình vận chuyển, đóng gói, thanh mai sẽ bị bụi bẩn.


Trước khi ăn thanh mai, vẫn cần ngâm rửa sạch sẽ.

Khi rửa thanh mai, bạn cần chú ý một số điểm sau:

Mua thanh mai về, một số quả vẫn còn cuống, bạn không nên kéo phần cuống này ra để rửa. Chỉ nên cắt nhỏ phần cuống. Nếu kéo phần cuống này, cùi sẽ bị lột ra, rửa bị ngấm nước khiến quả bị nhạt, hương vị cũng không ngon.

Nếu thanh mai còn cuống dài, trước khi rửa nên cắt ngắn, không nên rút thẳng cuống ra.

Thêm nước vào chậu, cho 1 thìa muối to vào chậu, khuấy đều. Nhẹ nhàng cho thanh mai vào. Ngâm khoảng 5 phút. Nước muối sẽ khiến loại bỏ tạp chất, ấu trùng. Vị ngọt của thanh mai nhờ đó cũng trở nên nổi bật hơn.

Tiếp đó, bạn cho thanh mai vào một chậu nước khác có pha baking soda và bột mì (hoặc bột ngô) trong 5 phút. Làm như vậy sẽ giúp vi khuẩn, bụi bẩn được loại bỏ hoàn toàn. Vớt ra để ráo và thưởng thức.

Cập nhật: 15/06/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video