Máu hiến rất nhanh hỏng

Máu sau khi ra khỏi cơ thể người sẽ nhanh chóng mất đi vài đặc tính cứu mạng do bị thất thoát một loại khí quan trọng. Phát hiện của các nhà khoa học Mỹ lý giải vì sao nhiều bệnh nhân yếu đi sau khi được truyền máu.

Máu dự trữ nhanh mất tác dụng. (Ảnh: ABConline)

Các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa, Đại học Duke ở Bắc Carolina đã phát hiện nitơ ôxit trong tế bào hồng cầu là chìa khoá quan trọng trong việc chuyển ôxi tới các mô. Tuy nhiên, khí này bị phân huỷ nhanh chóng ngay sau khi hồng cầu được lấy ra khỏi cơ thể người, và khiến cho phần lớn máu trong kho dự trữ trở nên kém chất lượng.

"Nếu không có nitơ ôxit, các mô sẽ không thể nhận được ôxy", tiến sĩ Jonathan Stamler, tác giả báo cáo cho biết. Tuy nhiên ông cũng cho biết nếu khôi phục được loại khí này, máu dự trữ có thể lấy lại được năng lực của mình.

"Suốt nhiều năm qua, cộng đồng y học đã vật lộn với vấn đề máu hiến trở nên kém chất lượng hơn so với dự kiến", Stamler nói.

Ông đã bắt tay vào đề tài này sau những nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân được truyền máu có tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ và thậm chí chết nhiều hơn. Và mặc dù các nhà nghiên cứu đã hiểu rằng máu dự trữ không còn giống với máu trong cơ thể, nhưng cho đến nay, sự khác biệt đó vẫn còn là điều bí ẩn.

T. An

Theo Reuters, AFP, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video