Một vài biện pháp sử dụng điện tiết kiệm

Trong khi nguồn năng lượng nói chung và công suất điện phát ra nói riêng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời gian tới, giá điện tiêu dùng có khả năng tăng lên, thì biện pháp để có lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là vấn đề sử dụng điện tiết kiệm. Song, sử dụng điện như thế nào cho hiệu quả là cả vấn đề. Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp sử dụng điện tiết kiệm để bạn đọc tham khảo.

(Ảnh: mattkruse)

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, với mức tăng trưởng GDP cao như hiện nay, thì trong vòng 10 năm tới, sản lượng điện phải tăng gấp 3 lần so với hiện nay mới đáp ứng đủ nhu cầu: Từ 26,6 tỷ kWh năm 2000 lên 70,4 tỷ kWh vào năm 2010; khi ấy Việt Nam cần một sản lượng điện khoảng trên 17.000 MW, với một số vốn đầu tư khổng lồ dự tính lên tới 18-19 tỷ USD. Vì vậy, bài toán trước mắt là phải sử dụng điện như thế nào cho hợp lý.

Đối với điện dùng trong sinh hoạt:

Các thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong khu vực dân cư là: Đèn chiếu sáng, quạt, máy thu thanh, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy giặt... Các thiết bị này được sử dụng thường xuyên và tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn. Do đó, để sử dụng có hiệu suất cao, và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cần thực hiện một số biện pháp sau:

Đối với các thiết bị chiếu sáng, nên thay thế loại đèn sợi đốt có công suất lớn bằng loại đèn compact tiêu tốn ít điện năng, giúp công suất của mỗi bóng đèn giảm xuống 10-17W, tương đương với lượng điện năng tiêu thụ sẽ giảm 19-33%. Đối với hệ thống đèn chiếu sáng đường phố nên sử dụng đèn Sodium cao áp (HPS) 150W thay thế đèn thuỷ ngân cao áp và đèn sợi đốt đang dùng phổ biến hiện nay. Do lượng điện phục vụ chiếu sáng chiếm tới 40-80% điện năng tiêu thụ của mỗi gia đình, nên bên cạnh việc sử dụng hợp lý, trong công tác thiết kế nhà ở cần chú ý đến mầu sắc của tường, rèm cửa nên có màu sáng để phản xạ được nhiều ánh sáng.

Với việc sử dụng quạt điện: Cần chú ý đến diện tích và cấu tạo căn phòng để bố trí số lượng quạt cho hợp lý. Theo nguyên lý, dùng một quạt trần sẽ tiết kiệm điện hơn nhiều so với dùng nhiều quạt nhỏ khác. Tuy nhiên, với cấu trúc căn nhà không thể dùng duy nhất quạt trần, phải dùng đến quạt bàn. Nếu vậy chúng ta không nên chọn loại quạt có kết cấu động cơ gọn, nhẹ, dùng ít vật liệu thì nóng hơn, hiệu suất sẽ kém hơn, điện năng tiêu hao cũng nhiều hơn. Nên lau chùi định kỳ, vệ sinh quạt bằng cách cho dầu vào ổ trục và cho mỡ mới vào hộp số quạt (tuốc năng), kiểm tra điện áp định mức của thiết bị xem có phù hợp xem có phù hợp với điện áp lưới điện trong gia đình bạn hay không...

Đối với tủ lạnh, bàn là điện và máy giặt: Khi sử dụng tủ lạnh phải luôn kiểm tra gioăng để tủ lạnh không bị hở, vì bị hở không chỉ các đồ trong đó có nguy cơ bị hỏng mà còn tiêu tốn một lượng điện năng, Ngoài ra, cần tuyệt đối không cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh, mà phải để nguội hẳn mới cho vào; không nên đóng mở tủ liên tục với thời gian lâu; không đặt tủ lạnh sát tường để nhiệt độ dàn nóng dễ dàng toả ra ngoài, khoảng cách ở cả 3 phía với tường không nên dưới 5-10 cm; không để tủ lạnh gần bếp và lò sưởi, không đặt tủ lạnh ở nơi có ánh sáng chiếu vào, luôn điều chỉnh độ lạnh ở vị trí trung bình.

Với bàn là điện: Nên sử dụng bàn là có công suất 1kW là tốt nhất. Sử dụng loại bàn là có đặt điều chỉnh nhiệt độ vì sẽ tiện lợi trong sử dụng và tiết kiệm được điện. Khi sử dụng, nhớ giữ bàn là thật bóng, sạch để đảm bảo dẫn nhiệt nhanh, vừa đỡ tốn điện, vừa hiệu quả tốt hơn.

Với mặt giặt: Máy giặt là một trong những thiết bị tiêu thụ điện năng khá cao. Trước khi sử dụng phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng cách sử dụng. Đảm bảo lắp đặt và cách sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi giặt, phải thu gom hết đồ cần giặt, phân loại đồ giặt theo mầu sắc, chất liệu vải, mức độ bẩn, lượng quy định với độ giặt cùng loại. Một lần giặt như vậy sẽ đạt hiệu quả cao, đỡ tốn điện, nước, xà phòng và thời gian. Không tăng trọng lượng đồ giặt quá mức quy định. Đặc biệt, phải lưu ý tắt điện ngay sau khi không sử dụng. Quên tắt điện sẽ dẫn đến hư hỏng thiết bị hoặc tiêu thụ điện một cách vô ích.

Đối với bình đun nước nóng và điều hoà nhiệt độ: Hai vật dụng này cũng là một trong những vật dụng tiêu thụ điện năng nhiều nhất đối với hộ gia đình. Bởi thế, luôn điều chỉnh bình đun nước nóng ở nhiệt độ trung bình, máy sẽ sử dụng bền hơn và không nên đóng điện suốt ngày. Khi tắm, mùa hè chỉ đun trong vòng 5-10 phút và mùa đông từ 15-20 phút là vừa. Cạnh đó, phải lắp đặt bộ tự động để tự động cắt các bình đun nước nóng ra khỏi lưới khi không sử dụng trong một thời gian nào đó, và nhớ lắp thêm vỏ bọc để hạn chế sự thất thoát nhiệt ở hệ thống đun nước nóng.

Riêng với máy điều hoà nhiệt độ, điều đầu tiên là phải chọn loại máy phù hợp với cỡ phòng và số lượng người trong phòng. Nên mua loại máy điều hoà nhiệt độ có bộ điều chỉnh tự động bằng điện tử sẽ tiết kiệm cho bạn khoảng 30% điện năng. Muốn không bị tốn điện, phải định kỳ làm vệ sinh lọc gió, bảo dưỡng máy không bị bụi. Không nên đặt điều hoà ở nhiệt độ quá thấp. Nên đặt ở nhiệt độ khoảng 25oC. Không nên đặt điều hoà ở vị trí có ánh nắng chiếu.

Theo TCCN, Công nghiệp Việt Nam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video