Các nhà khoa học thuộc trường Đại học de Poitiers tại Poitiers, Pháp, và Bảo tàng Guimet, Paris - trong khi khai quật một nghĩa địa cổ đại đã phát hiện ra tổng cộng 11 chiếc răng đã bị khoan, trong đó có cả một chiếc răng sâu rõ ràng đã trải qua một quy trình phức tạp, để đục sâu vào bên trong. Ở trên những chiếc răng này, họ đã phát hiện ra những lỗ nhỏ có đường kính 1,3- 3,2mm và chiều sâu 0,5-3,5mm. Những lỗ thủng này có hình dáng khác thường - hình nón hoặc hình trụ - và được thực hiện một cách rất kỹ lưỡng. Tất cả có niên đại vào khoảng 7.500 tới 9.000 năm trước.
Roberto Macchiarelli là một nhà cổ nhân loại học thuộc trường đại học Université de Poitiers và là tác giả chính của nghiên cứu này. Ông phát biểu: “Chúng tôi nghĩ rằng việc khoan răng này có lý do y tế,… Trong khi một số răng đã được khoan nhiều hơn một lần, 4 chiếc cho thấy dấu hiệu sâu răng… cho thấy có khả năng đó là một sự điều trị… Quy trình này không thể là vì mục đích thẩm mỹ, bởi vì những kết quả của nó không dễ dàng nhìn thấy được”. Trong thời gian đào, các nhà nghiên cứu xác định chín cá nhân khác nhau với tổng số là 11 răng khoan. “Một cá nhân có ba răng khoan, trong khi người khác có một chiếc răng đã được khoan hai lần”, Macchiarelli nói.
Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy ít nhất là trong một trường hợp, không chỉ có chiếc răng bị khoan, mà khoang tủy răng cũng đã được tạo hình lại một cách tinh xảo. Và trong mọi trường hợp, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự mài mòn của răng. Điều đó có nghĩa là việc khoan đã được tiến hành trên những người sống, và những chiếc răng này sau đó tiếp tục được sử dụng để nhai thức ăn. Những lỗ khoan trên răng, theo sự khảo sát của các nhà khoa học, được trám bằng một chất dính như nhựa đường, có lẽ là chất hàn răng.
“Phát hiện này cung cấp bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng người thời cổ đại đã có kiến thức về thủ thuật nha khoa trên các mô răng cứng ở người sống”, ông Clark Spencer Larsen, một nhà nhân chủng học thuộc Đại học bang Ohio ở thành phố Columbus, đã phát biểu như vậy.
Macchiarelli phát biểu: “Mặc dù thủ thuật nha khoa gần Mehrgarh này tồn tại kéo dài trong khoảng 1.500 năm, nhưng nó lại hoàn toàn biến mất cùng với sự khởi đầu của thời đại kim loại khoảng 7.000 năm trước… Không có bằng chứng về thủ thuật này tại các nghĩa địa thuộc những thời kỳ sau đó rất lâu, bất chấp việc sức khỏe răng miệng của họ vẫn kém. Chúng tôi không thể hiểu tại sao nó lại chấm dứt”.
Dường như nhiều ngàn năm trước, đã từng có những nền văn minh phát triển rất cao, có những hiểu biết về y học rất tiên tiến. Thời gian quá lâu dài, trong khi chúng ta không giữ được những ghi chép lịch sử của những thời kỳ xa xưa, vì vậy chúng ta gần như không hề biết về những nền văn minh ấy. Những tri thức cao cấp của những con người xa xưa là những điều bí ẩn không thể giải thích bằng những chiếc khung hạn hẹp của định kiến. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần phải nghiên cứu và viết lại lịch sử bí ẩn của loài người.