Những khám phá ấn tượng dưới biển sâu năm 2023

Cá bơi lộn ngược, xác tàu sân bay Nhật ở độ sâu 5,5km và huệ biển 20 cánh tay nằm trong số những khám phá gây ấn tượng năm nay.

Loài cá bơi lộn ngược cả đời để câu mồi


Cá lồng đèn bơi ngửa dưới nước.

Thước phim từ nhiệm vụ dưới nước ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho thấy cá lồng đèn mũi roi dành cả ngày bơi lộn ngược và để một bộ phận phụ dài buông xuống dưới làm mồi nhử. Tư thế bơi kỳ lạ có thể giúp cá lồng đèn mũi roi bắt con mồi to và nhanh hơn mà không cắn nhầm chính mình. Thước phim mới giúp xác nhận một quan sát trực quan từ cách đây hơn 20 năm, theo Andrew Stewart, thành viên nhóm nghiên cứu, chuyên gia tại Bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Fish Biology vào tháng 11/2023.

Hẻm núi sâu 2km dưới châu Nam Cực

Bằng cách gắn thiết bị trên đầu của một số con hải tượng phương Nam (Mirounga leonina) và hải cẩu Weddell (Leptonychotes weddellii), các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu thêm về một khu vực khó tiếp cận ở Vịnh Vincennes, châu Nam Cực. Đặc biệt, họ phát hiện một hẻm núi ngầm khổng lồ ước tính sâu 2 km. Hẻm núi ngầm được đặt tên là Mirounga-Nuyina nhằm vinh danh những con hải cẩu và hải tượng giúp tìm ra nơi này. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Communications Earth and Environment vào tháng 7/2023, do tiến sĩ Clive McMahon tại Trung tâm Khoa học Biển Sydney (SIMS) dẫn đầu.

Loài huệ biển với 20 cánh tay giống sinh vật ngoài hành tinh


Loài huệ biển có cơ thể giống quả dâu tây và 20 cánh tay. (Ảnh: Gregory Rouse).

Huệ biển dâu tây Nam Cực (Promachocrinus fragarius) là một trong 4 loài mới được mô tả trong nghiên cứu về sự đa dạng của một chi huệ biển không thân, bơi tự do. Dù không có màu đỏ, chúng được đặt tên như vậy do cơ thể có hình dạng giống quả dâu tây. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Invertebrate Systematics tháng 7/2023, do các chuyên gia tại Viện Hải dương học Scripps tiến hành.

Thủ phạm tạo ra hàng loạt hình bát giác dưới đáy biển

Nghiên cứu của chuyên gia Alexey V. Golikov tại Trung tâm Nghiên cứu Đại dương Helmholtz Kiel, Đức, cùng các đồng nghiệp giúp giải mã những hình bát giác bí ẩn in hằn dưới đáy biển tại eo biển Fram giữa Greenland và Svalbard. Một số hình bát giác rất nhỏ, nhưng số khác lại lớn hơn quả bóng rổ. Nhờ các phương tiện vận hành từ xa (ROV), nhóm nghiên cứu phát hiện đây có thể là dấu vết của bạch tuộc Dumbo. Chúng tạo ra những hình bát giác kỳ lạ hằn lên đáy biển trong lúc kiếm ăn. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of The Royal Society B. tháng 6/2023.

Thám hiểm xác tàu sân bay Nhật chìm 81 năm trước


Xác tàu đắm Akagi của Nhật Bản. (Ảnh: NOAA)

Các nhà thám hiểm Nhật Bản và Mỹ trên tàu E/V Nautilus hoàn thành chuyến lặn biển sâu đầu tiên nhằm thăm lại xác tàu Akagi của Hải quân Hàng gia Nhật Bản thời Thế chiến II ở độ sâu 5,5 km bên dưới bề mặt đại dương. Nhóm nghiên cứu thực hiện chuyến lặn không xâm lấn vào tháng 9/2023 để ghi hình xác tàu có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, kiểm tra tình trạng và vinh danh những người đã mất ở cả hai đầu chiến tuyến. Do vị trí xa xôi và độ sâu cực lớn, việc khảo sát xác tàu Akagi cùng với nhiều con tàu thất lạc khác trong trận Midway, là một thách thức lớn.

Cập nhật: 02/01/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video