Phát hiện kháng thể mới ngăn truyền nhiễm HIV

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế Đại học Duke (Mỹ) vừa phát hiện hai kháng thể 2F5 và 4E10 có cơ chế ngăn chặn sự truyền nhiễm của HIV.

Phát hiện này đã mở ra hướng mới cho công tác điều chế vắcxin giúp ngăn chặn hiệu quả sự truyền nhiễm HIV.

Tiến sỹ Munir Alam thuộc phòng nghiên cứu vắcxin ở người của Trung tâm y tế Đại học Duke và giáo sư Chenbing thuộc Viện y học Harvard đã hợp tác tiến hành nghiên cứu hai kháng thể 2F5 và 4E10.

Virus HIV. Ảnh: purselipsquarejaw.org

HIV có điểm yếu chí mạng đó là khu vực gần lớp màng bao bọc bên ngoài. Trong khi đó, lớp Protein nằm ở khu vực này sẽ tạm thời được giải phóng trong quá trình truyền nhiễm của virus và sự dung hòa của tế bào, từ đó buộc HIV bộc lộ trước kháng thể với khoảng thời gian vài phút. Kháng thể 2F5 và 4E10 sẽ lợi dụng cơ hội này chụp lấy virus và ngăn chặn sự truyền nhiễm.

Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại trong vấn đề khống chế sự truyền nhiễm của HIV là trong cơ thể người bị nhiễm HIV tồn tại rất ít hai kháng thể trên, hơn nữa các loại vắcxin mang tính thí nghiệm hiện nay vẫn chưa thể sản sinh ra loại kháng thể này.

Bên cạnh đó, tiến sỹ Munir Alam cho biết khu vực mục tiêu của HIV chỉ xuất hiện trong 15 phút thậm chí còn ngắn hơn. Trừ phi kháng thể tiếp cận rất gần với khu vực mục tiêu và làm tốt sự chuẩn bị, nếu không sẽ không có tác dụng. Điều này có nghĩa là phải tạo ra được một loại vắcxin mới, có thể tạo ra được nhiều kháng thể loại này.

Hai kháng trên đều có một cấu trúc protein rất dài do vậy dễ bị Lipid hấp thụ. Các nhà khoa học phát hiện, kháng thể muốn tiếp cận thành công vào điểm yếu của HIV, cần phải xâm nhập được vào khu vực màng bao ngoài của HIV có chứa thành phần Lipid.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu công việc điều chế vắcxin có chứa thành phần Lipid. Trong tất cả chức năng của kháng thể này, chính tác dụng mang tính phản ứng của Lipid có trong khu vực màng ngoài HIV là khâu then chốt giúp cho các nhà khoa học điều chế vắcxin mới.

Hiện tại các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên động vật./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video