Phát hiện mới về hang động dài nhất thế giới

Sau khi được công nhận là hang động dài nhất thế giới vào năm 1969, với 105km được khám phá, đến năm 1972, tình nguyện viên của Tổ chức Nghiên cứu hang động (CRF) đã phát hiện thêm mối liên hệ giữa hệ thống hang Mammoth và hệ thống Flint Ridge, nâng tổng độ dài của Mammoth lên 232km.


Hệ thống hang động khổng lồ này cung cấp nước uống cho 40% dân số Mỹ.

Kể từ đó, CRF liên tục bổ sung độ dài cho hệ thống hang Mammoth. Đến tháng 9-2021, hang động này lập kỷ lục mới với chiều dài thêm 13km, và tính đến nay có chiều dài 676km đã được khảo sát, bằng khoảng cách giữa thành phố New York (New York) và thành phố Raleigh (Bắc Carolina) ở Mỹ.

Mới đây, trang Discovery dẫn thông tin từ các quan chức của vườn quốc gia cho biết, hệ thống hang này có thể sẽ kéo dài rất rộng lớn ở giữa lòng bang Kentucky. Ước tính, mê cung khổng lồ dài ngoằn ngoèo, nhiều ngóc ngách, với những thạch nhũ đá vôi nhỏ giọt từ trần có thể kéo dài thêm 960km, dài hơn nhiều so với chiều dài hiện nay là 676km.

Vườn quốc gia hang Mammoth là một trong 13 địa điểm tự nhiên của Mỹ được Liên hiệp quốc công nhận là di sản thế giới nhờ kích thước phi thường. Đây là nơi sinh sống của khoảng 130 loài động vật hoang dã với hơn 200 hang động tự nhiên do quá trình xói mòn đá vôi, được gọi là “địa hình karst”, và là nơi thu hút hơn 2 triệu khách du lịch hàng năm. Các địa điểm khảo cổ vẫn còn nguyên vẹn những nét tạo hình và chạm khắc.

Cập nhật: 01/04/2022 Theo SGGP
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video