Phát hiện siêu quần xã sinh vật 14,7 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học công bố phát hiện quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới theo mùa phong phú nhất từng tồn tại trên Trái đất ở Trung Quốc.

Sau một thập kỷ phân tích khoảng 30.000 mẫu vật hóa thạch và hổ phách chứa hóa thạch, các nhà nghiên cứu từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS) đã có một khám phá đáng kinh ngạc về hệ sinh thái cổ đại ở huyện Zhangpu, tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc.


Mô phỏng quần xã sinh vật Zhangpu trong thế Trung Tân giữa. (Ảnh: NIGPAS).

Trong báo cáo trên tạp chí Science Advances hôm 30/4, tác giả chính của nghiên cứu Wang Bo, Giáo sư tại NIGPAS, nhấn mạnh cộng đồng sinh vật cùng sinh sống ở Zhangpu cách đây khoảng 14,7 triệu năm trong thế Trung Tân giữaquần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới theo mùa phong phú nhất từng được phát hiện cho đến nay.

Nó có mức độ đa dạng loài "phi thường". Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hóa thạch lá và quả của 78 loài thực vật lá rộng, cùng nhiều cây họ Dầu và họ Đậu, tiết lộ rừng mưa nhiệt đới theo mùa ở Zhangpu từng mở rộng hơn về phía bắc so với ngày nay.


Hóa thạch lá và quả tiết lộ hệ thực vật đa dạng của quần xã sinh vật Zhangpu. (Ảnh: NIGPAS).

Trong thế Trung Tân giữa, khu rừng rậm rạp này cung cấp môi trường sống lý tưởng cho động vật chân đốt. Dựa trên bộ sưu tập hổ phách, nhóm nghiên cứu đã xác định được hơn 250 họ động vật chân đốt liên quan đến nhện, mạt và cuốn chiếu, cùng ít nhất 200 họ côn trùng thuộc 20 bộ khác nhau.

Wang cho biết thêm rằng kiến, bọ đuôi bật, rận vỏ cây, châu chấu, bọ cánh cứng, mối và ong là những côn trùng phổ biến nhất trong quần xã sinh vật Zhangpu. Những kết quả này cho thấy cộng đồng côn trùng rừng mưa nhiệt đới ở châu Á vẫn ổn định kể từ thế Trung Tân giữa.


Hổ phách chứa hóa thạch động, thực vật trong quần xã sinh vật Zhangpu. (Ảnh: NIGPAS).

So với khí hậu hiện tại, Zhangpu trong thế Trung Tân giữa được cho là có mùa đông ấm hơn, dẫn đến nhiệt độ ổn định quanh năm. Trong các kịch bản về hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự nóng lên vào mùa đông thường rõ rệt hơn so với mùa hè và có những ảnh hưởng lớn hơn đến các hệ sinh thái trên cạn và dưới biển. Theo đó, nhiệt độ ổn định hơn có lợi cho sự sinh sản và phát triển của động vật và thực vật nhiệt đới.

"Sự ấm lên vào mùa đông có thể là động lực chính thúc đẩy quần xã sinh vật ở miền nam Trung Quốc mở rộng về phía bắc trong thời kỳ 'tối ưu khí hậu' thuộc thế Trung Tân giữa", Giáo sư Shi Gongle từ NIGPAS, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết thêm.

Cập nhật: 06/05/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video