Phương pháp "giữ ngón tay" kiềm chế cảm xúc của người Nhật

Việc kiềm chế cảm xúc không phải bất kỳ ai cũng làm được. Đã bao giờ bạn để những cảm xúc của bản thân gây nên tổn thương cho người khác chưa? Vậy học cách kiểm soát chúng là kỹ năng nên học, cùng với đó là phương pháp “giữ ngón tay” kiềm chế cảm xúc của người Nhật nhé.

Nguyên lý

Cảm xúc và cảm giác như sóng năng lượng di chuyển khắp cơ thể và tâm trí. Mỗi ngón tay kết nối với một kênh truyền dẫn năng lượng đến một bộ phận cơ quan và cảm xúc liên quan. Với cảm xúc mạnh mẽ hoặc áp đảo, năng lượng có thể dâng tràn và đạt đỉnh, mang đến cảm giác đau đớn, bức bối. Giữ chặt ngón tay trong khi thở sâu có thể giúp giải phóng cảm xúc – thể chất và chữa bệnh.

Trong những tình huống khó khăn, con người thường có phản ứng chảy nước mắt, giận dữ hay lo lắng… Nắm chặt một ngón tay giúp mang lại cảm giác an bình, tập trung và bình tĩnh để ứng phó. Cách kiểm soát rối loạn cảm xúc này tăng tác dụng nếu bạn dùng âm nhạc thư giãn. Hoặc thực hiện trước khi đi ngủ để giải tỏa stress trong ngày, giúp nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.


Nắm chặt một ngón tay giúp mang lại cảm giác an bình, tập trung và bình tĩnh để ứng phó.

Cách thực hiện

Giữ chặt một ngón tay bằng tay kia, giữ trong 2-5 phút. Sau đó làm ngược lại cho tay kia. Trong khi thực hiện, bạn nhớ:

  • Hít thở sâu, tập trung vào cảm giác và cảm xúc mình đang muốn kiểm soát, triệt tiêu.
  • Thở ra nhẹ nhàng và nhanh tránh khỏi nơi phát sinh cảm xúc tiêu cực.
  • Tưởng tượng cảm xúc tiêu cực chảy khỏi cơ thể thông qua ngón tay.
  • Hít vào trong cảm giác hài hòa, tuôn trào sức sống.
  • Thở ra chầm chậm, giải phóng những cảm xúc trong quá khứ và các vấn đề đang làm bạn đau đầu.
  • Cảm xúc gì, nắm ngón tay tương thích
  • Khi nắm chặt một ngón tay, bạn có cảm giác như năng lượng tập trung tại nơi ngón tay bị siết chặt đó. Cảm xúc dần di chuyển giúp bạn cân bằng hơn. Bạn cũng có thể nắm chặt ngón tay của ai đó là giận dữ hay buồn bã cho tới khi bình tĩnh lại.

Ngón cái - giảm lo lắng

Khi bạn cảm thấy đau đầu và lo lắng, hãy giữ ngón tay cái của mình để kìm chế cảm xúc này. Sau đó, bạn nên thở sâu hai ba lần trước khi thả ngón cái ra. Bạn cảm nhận được nhịp đập mạch trên ngón tay và cả bàn tay là đúng cách.

Ngón trỏ - giảm sợ hãi

Cảm giác sợ hãi thường làm con người mất bình tĩnh. Kéo dài sự sợ hãi sẽ kéo theo tác hại là chứng bệnh đau lưng, và cảm giác mệt mỏi, lò đờ. Giữ chặt ngón tay trỏ và hít thở cho đến khi cảm thấy nhẹ nhàng.

Ngón giữa - giảm sự giận dữ

Sự giận dữ kéo dài và thường xuyên có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe và tinh thần. Kiểm soát cảm xúc giận dữ là việc vô cùng quan trọng. Nắm chặt ngón tay giữa giúp bạn tiết chế cảm xúc. Hơn nữa, phương pháp trị liệu này giúp bạn giải quyết các vấn đề khi phải đối mặt sự cáu kỉnh, cảm xúc dữ dội… .

Ngón áp út - giảm nỗi buồn

Khi phải đối mặt với nỗi buồn, giữ chặt ngón tay đeo nhẫn chính là cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc.Bạn nắm đủ chặt, hít thở sâu cho tới khi cảm nhận được nhịp đập ngón tay thì dần dần thả ra.

Ngón út - giảm căng thẳng

Khi cảm thấy đang đối mặt với sự nguy hiểm, bất an, bạn hãy cầm ngón tay út của mình và tìm lại cảm thấy nhẹ nhàng.

Việc cầm nắm ngón tay đơn giản là cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả cho bạn. Bạn sẽ tránh được những sai lầm do cách ứng xử cảm tính và bốc đồng.

Cập nhật: 13/08/2021 Theo hanoiosaka.edu.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video