Sai lầm cơ bản của thuyết "thế giới giả lập"

Giả thuyết rằng chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập được tin tưởng bởi một số người bao gồm cả những người nổi tiếng như Elon Musk. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bất kỳ chứng minh nghiêm túc hoặc đủ điều kiện để hỗ trợ giả thuyết này. Lỗ hổng lớn của giả thuyết này là nó không thể giải thích được cách chúng ta có thể chứng minh tính thật của thế giới xung quanh chúng ta.

Theo nhà Triết học Tự nhiên Marcelo Gleiser, giáo sư Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Dartmouth - người từng đoạt giải thưởng Templeton, giả thuyết loài người đang sống trong một thế giới giả lập bởi phần mềm máy tính chỉ là cái cớ để biện minh cho những thất bại về môi trường, đạo đức xã hội.

Giả thuyết thế giới giả lập khởi nguồn vào năm 2003, trong bài báo khoa học nổi tiếng của triết gia Nick Bostrom đến từ Đại học Oxford. Ông cho rằng thực tại của chúng ta chỉ là một mô phỏng trên máy tính của nền văn minh tiên tiến nào đó.


Giáo sư Marcelo Gleiser cho rằng thuyết giả lập là một cách đổ lỗi. (Ảnh: Popsci).

Đổ lỗi cho sức mạnh siêu nhiên

Theo giáo sư Marcelo Gleiser, con người phải chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đã gây ra cho Trái đất và gánh hậu quả từ hoạt động của mình.

"Thật quá tiện lợi để đổ lỗi rằng mớ hỗn độn hiện tại là do sức mạnh ngoài tầm kiểm soát gây ra. Thực ra, câu nói 'không phải lỗi của tôi' nghe giống quan điểm tôn giáo", Marcelo Gleiser nhận xét.

Thế giới đã trải qua nhiều biến động trong những năm gần đây, từ bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, xung đột vũ trang đến đại dịch toàn cầu khiến hơn 6,7 triệu người thiệt mạng và vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.

Vì vậy, nếu thật sự con người sống trong thế giới giả lập, có lẽ những bậc thầy mô phỏng đang đứng ngoài nhìn vào con người như những sinh vật xấu xa.

Đối với những người đang cố làm việc để kiếm sống, lo lắng về các hóa đơn, chiến đấu với bệnh tật, việc dành thời gian cân nhắc xem thế giới của chúng ta có thực hay không là một điều rất thiếu thực tế.

"Tôi ước những người thông minh sẽ tập trung vào các vấn đề trong thế giới thực thay vì những điều vô nghĩa này", giáo sư chia sẻ quan điểm của một người bạn.

Lỗ hổng của thuyết thế giới giả lập

Theo Nick Bostrom, người đặt nền móng cho thuyết thế giới giả lập, có ít nhất một trong 3 mệnh đề sau đây đúng: các nền văn minh thường tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được mô phỏng thực tế; các nền văn minh tiên tiến thường không quan tâm đến việc tạo ra các mô phỏng thực tế; gần như chắc chắn chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính.


Giả thuyết thế giới giả lập tồn tại nhiều mâu thuẫn. (Ảnh: NBC News).

Trong bài viết của mình, Marcelo Gleiser đã chỉ ra sai lầm cơ bản của Nick Bostrom.

Đầu tiên, ông lập luận, nếu chúng ta đang sống trong một mô phỏng do một chủng tộc siêu nhân điều hành, thì không có gì ngăn cản họ cũng chỉ là một phần của mô phỏng bởi chủng tộc siêu nhiên cấp tiến hơn. Điều này sẽ dẫn đến một vòng lặp hồi quy vô tận, đồng thời đưa đến câu hỏi kinh điển trong triết học: Ai là người đầu tiên tạo ra mô phỏng?

Thứ hai, học giả Dartmouth đặt câu hỏi: Tại sao giống loài nào nào đó, thuộc thế hệ tiến hóa sau con người hoặc người ngoài hành tinh, lại muốn mô phỏng loài người ở cấp độ hiện tại? "Khi đánh giá về hành động của một trí thông minh mà chúng ta chưa từng biết đến, câu hỏi cơ bản nhất là tại sao họ lại làm như vậy. Chúng ta không có bất kỳ hiểu biết nào về ý định của họ", Marcelo Gleiser lập luận.

Giáo sư cho rằng dù chưa xác định được sự thật là gì, bản thân thuyết thế giới giả lập tác động xấu đến lòng tự trọng của con người. Nó khiến những người tin tưởng từ bỏ ý thức tự chủ của họ và trở thành người theo chủ nghĩa hư vô.

"Rốt cuộc, nếu tất cả đều là một trò chơi lớn mà chúng ta không thể kiểm soát thì tại sao phải bận tâm? Hành động hoặc ý thức về việc này có thể tạo ra khác biệt gì?", Marcelo Gleiser đặt vấn đề.

Giáo sư cho rằng quan điểm thế giới giả lập gần với triết học hư vô, muốn biến con người trở thành thứ họ định đoạt, loại bỏ ý chí đấu tranh cho những gì chúng ta tin tưởng.

Cập nhật: 04/08/2024 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video