Trong rừng rậm bang Maine và Florida của Mỹ có một giống cây aracea Ấn Độ cả bốn mùa đều xanh tươi, trong 15-20 năm sinh trưởng luôn luôn thay đổi giới tính, từ cây đực thành cây cái, rồi lại từ cây cái chuyển thành cây đực.
Cây aracea Ấn Độ lớn vừa phải chỉ có 1 lá, nở hoa đực (Ảnh: ac-lyon) |
Đa số thực vật đều đực cái cùng cây, vừa có hoa đực vừa có hoa cái, hoặc trong cùng một hoa có cả nhị đực lẫn nhị cái.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX người ta đã phát hiện hiện tượng này ở cây aracea Ấn Độ, nhưng không ai phát hiện được điều bí ẩn của nó. Gần đây, một số nhà thực vật học người Mỹ thấy rằng, cây aracea Ấn Độ lớn vừa phải chỉ có 1 lá, nở hoa đực. Lớn hơn một chút có 2 lá, nở hoa cái. Lúc còn nhỏ, không có hoa, trung tính, về sau có thể chuyển hóa thành cây đực, hay cây cái. Quan sát thêm lại thấy rằng, khi nó phát triển tốt thường biến thành cây cái, ngược lại cây gày gò yếu đuối lại thành cây đực. Vì vậy, các nhà sinh vật học cho rằng đó là cách tiết kiệm năng lượng, tự điều hòa sinh lý của cơ thể.
Cây cũng như động vật, cây cái cần nhiều năng lượng để sinh sôi nảy nở. Hạt giống của aracea rất to, cây cái cho hạt gống bao giờ cũng tiêu hao nhiều năng lượng so với những cây đực. Nếu năm nào cũng cho hạt, dinh dưỡng sẽ không đủ bù đắp, càng ngày càng yếu đi, thậm chí có thể chết nếu bị thiếu dinh dưỡng. Do đó, phải tích lũy dinh dưỡng cho cây khỏe mới biến thành cây cái để sinh nở. Sau khi cho hạt, cây gày yếu đi trở thành cây đực để tiết kiệm năng lượng và dinh dưỡng. Nghỉ một năm tĩnh dưỡng tẩm bổ, khi đã khôi phục nguyên khí, nó lại thành cây cái để ra hoa kết quả.
Điều đáng chú ý là, aracea Ấn Độ không những chỉ dựa vào biến thái để truyền đời, mà còn nhờ biến thái để thích nghi với môi trường xấu. Khi cây aracea Ấn Độ bị động vật ăn mất lá hoặc bị cây to che hất nắng, nó cũng biến thành cây đực. Đến khi nào có điều kiện thuận lợi mới lại biến thành cây cái để truyền đời.
Cây aracea khi đã đủ năng lượng và dinh dưỡng lại thành cây cái (Ảnh: aphotoflora)