Sử dụng máy đo huyết áp đúng cách

Ngày trước, khi công nghệ điện tử chưa phát triển, việc đo và theo dõi huyết áp chỉ được thực hiện ở bệnh viện và các cơ sở y tế với những người làm chuyên môn ngành y. Dụng cụ đo huyết áp ban đầu là các huyết áp kế cột thủy ngân. Dần dần, do các huyết áp kế dạng cột thủy ngân hơi cồng kềnh, không cơ động nên các huyết áp kế đồng hồ ra đời. Các loại huyết áp kế này lúc đầu thì chính xác nhưng khi sử dụng nhiều các lò xo bị giãn nên có sai số.

Sự ra đời của các loại huyết áp kế điện tử thực sự là một bước tiến mới cho việc theo dõi và điều trị các bệnh cao huyết áp và tim mạch tại gia đình và cho mỗi cá nhân, trong khi bệnh nhân cao huyết áp đang là một căn bệnh của thời đại và số tử vong do cao huyết áp, tim mạch và các biến chứng của nó đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước trên thế giới. Với huyết áp kế điện tử, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có thể theo dõi huyết áp của mình theo yêu cầu của bác sĩ, biết phòng ngừa hay điều trị cấp thời những cơn cao huyết áp có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, như chúng tôi biết, loại huyết áp kế này chỉ sử dụng cho từng cá nhân, không nên sử dụng cho một tập thể nhiều người và khi đo cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều hướng dẫn của nhà sản xuất mới mong có kết quả chính xác được.


Máy đo huyết áp bắp tay điện
tử tự động PolyGreen KP-7670

Trước khi sử dụng, đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Đưa máy đo huyết áp đến bác sĩ gia đình của bạn nhờ thử, hướng dẫn cách đo và chỉnh những sai số so với phương pháp đo huyết áp truyền thống do bác sĩ trực tiếp thực hiện.

Trước khi đo huyết áp, bệnh nhân nên nằm nghỉ trong một môi trường yên tĩnh với thời gian từ 10 - 15 phút. Khi đo, huyết áp kế luôn luôn được đặt ngang ngực với tầm của trái tim và sử dụng tay trái. Những bệnh nhân có bất thường về huyết áp ở hai tay phải và trái như trong bệnh hẹp eo động mạch chủ ngực hay bệnh hẹp động mạch chủ từng đoạn Takayasu thì không nên sử dụng loại huyết áp kế này, mà nên đến đo ở một cơ sở y tế. Chỗ đánh dấu có Micro nhỏ phải đặt đúng vị trí của đường đi động mạch như: động mạch cánh tay ở khuỷu, động mạch quay ở cổ tay. Trong thời gian đo, tay bệnh nhân phải thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống.


Máy đo huyết áp cổ tay điện tử tự động PolyGreen KP-6241

Trong khi đó, nếu máy đo huyết áp báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không chính xác chỉ được đo lại sau 15 phút. Khi có những bất thường về huyết áp, nên gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình hay bác sĩ quen của bạn để được tư vấn. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các loại thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh như: Nefidipin dạng ngậm, đặc biệt là việc nhỏ 3 giọt vào lưỡi như một số nhân viên y tế thường làm - một sai lầm rất hay gặp đối với rất nhiều bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim mạch. Việc hạ huyết áp quá nhanh có thể gây đột tử ở những bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay có thiểu năng tuần hoàn não.

Do vậy, khi mua máy đo huyết áp điện tử, chúng ta cần xác định mục đích sử dụng máy đo huyết áp dùng cho cá nhân hay trong các phòng khám bệnh. Vì nếu chỉ dùng cho cá nhân thì chỉ sử dụng loại máy đo huyết áp ở cổ tay, bắp tay là được. Các loại máy này có ưu điểm là dễ sử dụng.

An Nguyên (Tổng hợp)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video